Bài viết làm quen

Bài viết làm quen

Xin chào, Mình là Thanh. Rất vui khi bạn ghé thăm blog này. Mình đã mất khá nhiều thời gian để suy nghĩ xem nên giới thiệu thế nào về bả...

Thứ Sáu, 13 tháng 7, 2012

[Truyện ngắn] Trò đùa của số phận

Anh chị lấy nhau đã lâu mà vẫn chưa có con. Chẳng phải là do hiếm hoi gì, mà chỉ tại gia cảnh anh chị quá nghèo khó. Hai vợ chồng ăn còn chưa đủ no, mặc còn chưa đủ ấm, những hôm trời rét thì còn nằm chung một tấm phản gỗ mục cho ấm, chứ những hôm trời oi bức, nằm như vậy thì chẳng khác nào hai con lợn nằm cạnh nhau chảy mỡ trong lò quay. Như vậy làm sao dám có thêm một miệng ăn, một chỗ nằm nữa trong căn nhà ọp ẹp này? 

Thứ Bảy, 12 tháng 5, 2012

[Truyện ngắn] Sân bay nhiều kỷ niệm

Hôm nay là một ngày rất trọng đại và tràn ngập hạnh phúc của gia đình anh Phong và chị Tâm. Vì gia đình anh chị vừa đón chào sự ra đời của một bé gái rất dễ thương, kháu khỉnh và bụ bẫm. Anh đặt tên con gái là Hoàng Yến – một cái tên rất hợp với khuôn mặt dễ thương nhưng mạnh mẽ của bé. Tuy gia đình chẳng khá giả gì, anh và vợ chỉ buôn bán rau, củ, trái cây lặt vặt kiếm sống qua ngày, song gia đình anh luôn tràn ngập tình thương và tiếng cười. Hoàng Yến suốt ngày bập bẹ, hiếu động vô cùng, lật đật như con gấu con bụ bẫm trông dễ thương lắm. Đi làm về dù mệt mỏi đến đâu, chỉ cần nhìn thấy con khoẻ mạnh, thoải mái chơi đùa là bao mệt nhọc của anh chị tan biến. 

Thứ Bảy, 7 tháng 4, 2012

[Truyện ngắn] Tự truyện của một chú dơi sống trên trần nhà thờ

Tôi là Tata – một chàng dơi mới lớn. Tôi đang sống trên trần của một nhà thờ, cùng với ba mẹ và hai đứa em nghịch ngợm của tôi – Tatu và Taru. Theo những gì tôi được học, thì nhà thờ tôi đang sống này có tên là Kẻ Sặt. Ồ! Bạn đừng tưởng loài dơi chúng tôi thì không phải đi học nhé. Chúng tôi phải học hầu hết các môn như loài người các bạn đó. Nhưng trừ môn Tin học ra, vì chúng tôi không có ngón tay nên không thể gõ bàn phím được. Còn lại, ngày nào chúng tôi cũng phải đến lớp để học.

Tôi nhớ như in ngày đầu tiên đến lớp, bài học đầu tiên tôi phải học đó là “học cách ngủ”. Tuy ngủ treo mình ngược là tập tính của loài dơi chúng tôi nhưng tôi vẫn phải học cách giữ cho cơ thể được thoải mái khi ngủ và tuy thoải mái nhưng không bị rơi, cũng như cách tự vệ khi bị tấn công lúc đang ngủ,…vân vân..và…vân vân. Hầy! Tôi dài dòng và lạc đề như thế chỉ vì muốn cho các bạn biết rằng loài dơi chúng tôi cũng phải đi học mà thôi.

Thật sự là không biết được tổ tiên tôi đã sống ở đây từ bao giờ. Chỉ biết rằng lúc tôi sinh ra thì ba mẹ tôi đã sống ở đây. Và lúc ba mẹ tôi sinh ra thì ông bà nội ngoại cũng đã sống ở đây. Và tôi cũng chẳng hiểu tại sao lại là trong một ngôi nhà thờ chứ!? Tại sao không phải là trên một cái hốc nhà hoặc là trong  một cái hang nào đó?! Theo tôi nghĩ thì có lẽ là sống ở trong nhà thờ thì yên ổn hơn: gặp lúc nắng hạn thì không bị nắng chiếu trực tiếp vào da thịt, và lúc mưa bão thì nhà thờ của một giáo xứ giàu có thế này thì sao mà sập được. He he. Quan trọng nhất là sống ở đây thì không có loài nào cạnh tranh chỗ ở hay thức ăn với chúng tôi. À không. Có cặp vợ chồng bác chim lợn cũng sinh sống ở đây. Nhưng hai bác ấy khiêm tốn lắm, chỉ lấy phần diện tích vừa vừa thôi, và thức ăn thì cũng đâu có giống chúng tôi nên không thể gọi là “cạnh tranh” được. Bác trai thì khá to con, có bộ lông trắng, xen giữa là những vệt nâu, đen trông rất hài hòa, bác có đôi mắt khá lớn, màu xanh ngọc, mỗi lần thấy bác đậu trên thanh xà nhà mà láo liên đôi mắt ấy, tôi trông mà hết hồn hết vía. Đôi cánh của bác mỗi khi giương ra thì thật là oai, hơn những chim lợn khác mà tôi biết. Vợ bác thì có bộ lông đen trắng, quanh cổ là lớp lông màu vàng nâu, không phải màu vàng sáng óng ả nhưng trông bác vẫn thật quý phái. Mắt bác tuy không to bằng mắt của bác trai nhưng tinh anh hơn nhiều. Những thức ăn mà hai bác kiếm được phần lớn là nhờ đôi mắt tinh anh ấy của bác gái. Hai bác sống hòa thuận với nhau và vui vẻ với tất cả mọi người. Ban ngày tôi ít thấy hai bác, có lẽ là hai bác bận…ngủ. Loài chim lợn như các bác ấy là loài hoạt động về đêm mà, giống chúng tôi. Ban đêm tôi cũng ít khi gặp hai bác, chắc hai bác đi kiếm ăn. Đôi khi, xẩm tối, tôi thấy bác trai đậu trên cây thập tự ở gian cung thánh – nơi treo Chúa Jesus, mắt bác đăm chiêu nhìn vào Chúa, khuôn mặt bác hiện lên vẻ tiếc nuối, buồn rầu. Tôi không rõ bác đang nghĩ gì, hay bác bị làm sao?...

Câu hỏi đó theo tôi suốt đêm ngày.

-         Dita - tên bác chim lợn trai – Dita, con có nghe ta gọi không?

-         Ôi! Lạy Chúa, con đây – bác khẽ reo lên – con đã mong đợi Ngài rất lâu rồi!

-         Tại sao con lại mong đợi Ta?

-         Ôi! Chúa Chí Thánh, vì con có rất nhiều điều muốn nói với Ngài.

-         Ồ! Vậy giờ con có thể nói với ta rồi đấy.

Mặt Chúa Jesus lấp lánh, toàn thân ông ấy bừng sáng lên. Chói quá! Khủng khiếp quá!

Tôi giật mình tỉnh dậy, hóa ra là tôi nằm mơ! Có thế chứ! Làm gì có chuyện tượng mà biết nói. Hừ! Tôi vốn không tin vào Chúa trời, và cũng chẳng có ông Jesus nào chết đi sống lại cả!

Đó là sự kiện khiến tôi nhớ đến bác chim lợn nhất. Nhưng đó là chuyện hồi xưa. Và lâu lắm rồi tôi cũng không mơ thấy điều gì như thế nữa. Có lẽ vì tôi không-còn-nghĩ-đến-nó-suốt-đêm-ngày.

*****

Sống trên trần của một nhà thờ, hằng ngày tôi được chứng kiến rất nhiều chuyện diễn ra trong và cả ngoài ngôi thánh đường này. Mỗi buổi sáng, tôi thấy thấp thoáng từng bóng người đi đến nhà thờ để dự lễ. Chỉ là “thấp thoáng” thôi. Vì đã là con người, mấy ai bỏ được cái khoái lạc thế tục của mình (mà ở đây tôi muốn nói đó là NGỦ), mà đến nhà thờ để dự lễ, để ca tụng một Đấng mà chính họ chẳng hiểu sâu biết nhiều, quan trọng hơn là họ không thực sự biết đến sự hiện hữu của Đấng đó. Họ không dám chắc là Đấng đó có thật, và cũng không dám tin rằng đó là Đấng có thể điều khiển cuộc sống của họ. Họ cho rằng giàu, nghèo, sang, hèn, hạnh phúc, đau khổ,…của họ là do họ tạo ra được. Họ nghĩ là họ tài giỏi lắm đấy! Ôi! Nói như vậy có trái ngược với những gì tôi vừa khẳng định ở trên không nhỉ? Tôi nói là “Tôi vốn không tin vào Chúa trời, và cũng chẳng có ông Jesus nào chết đi sống lại cả!”. Tóm lại, tôi không tin vào Thiên Chúa, những gì tôi nói khi nãy là do nghe lỏm được từ một ông linh mục nào đó thôi. Hì!

Lễ ban sáng đúng thật là trầm lặng và buồn tẻ.

Lễ ban chiều may ra đông đúc hơn. Và “nhộn nhịp” hơn nữa. “Thiếu nhi thánh thể” đó! Đi lễ mà cười đùa nô giỡn, la hét ầm ĩ lên, cả trong và ngoài nhà thờ. Tôi để ý nha. Mấy đứa trẻ con đó (mà không hẳn là trẻ con hết đâu, rất nhiều đứa lớn cũng vậy) đi đến nhà thờ sớm cỡ nào thì sớm, chẳng bao giờ chúng nó vào trong nhà thờ trước khi Linh mục ra làm lễ đâu. Chúng nó không ăn chả cá, bánh tráng nướng thì cũng chơi nhảy bậc thang, chơi đuổi bắt,… Con người, vì cái sĩ diện của họ, đôi khi họ không dám bảo rằng “tôi không đi lễ, trừ ngày Chúa Nhật ra”. Vậy mà

7/4/2012

Hông hiểu sao viết tới đây hết ý tưởng :)))