Thứ Hai, 13 tháng 7, 2020

[Truyện ngắn] Trò đùa của số phận

Anh chị lấy nhau đã lâu mà vẫn chưa có con. Chẳng phải là do hiếm hoi gì, mà chỉ tại gia cảnh anh chị quá nghèo khó. Hai vợ chồng ăn còn chưa đủ no, mặc còn chưa đủ ấm, những hôm trời rét thì còn nằm chung một tấm phản gỗ mục cho ấm, chứ những hôm trời oi bức, nằm như vậy thì chẳng khác nào hai con lợn nằm cạnh nhau chảy mỡ trong lò quay. Như vậy làm sao dám có thêm một miệng ăn, một chỗ nằm nữa trong căn nhà ọp ẹp này? 

Hồi chưa lấy nhau, anh chị biết mình nghèo, nhưng vì quá thưong nhau, tha thiết muốn được cùng nhau chia ngọt sẻ bùi, cùng chung sống với nhau, cả hai đều tự nhủ: “Về sống chung sẽ cùng tu chí làm ăn, thế nào mà chẳng thoát được cái nghèo”. Nhưng hiện tại đã trả lời cho những hi vọng đó của 2 người. Đời sống công nhân của anh với những đồng lương ít ỏi lại hay bị cắt xén, cùng với vài ba công việc thủ công cỏn con của chị chẳng giúp khấm khá dư giả được bao nhiêu. Chỉ cần một cơn bệnh của một trong hai người thôi là sẽ đưa tất cả về vạch xuất phát. 

Hôm ấy, anh vẫn đi làm như bình thường, còn chị thì không ở nhà chuẩn bị hàng như mọi ngày, mà lại đi đâu đó, nhưng thấp thỏm và lén lút không muốn để chồng biết. Tối đó anh đi làm về mà chẳng thấy vợ đâu, cơm nước thì chưa có. Một lát sau, chị bước vào, gương mặt mệt mỏi, phờ phạc đi nhưng ánh mắt chị nhìn chồng thì sáng hơn và rất trìu mến. 

- Em! Em đi đâu mà giờ mới về, lại chưa nấu cơm nữa, anh đói lắm rồi đây này! – Anh làm ra vẻ mặt nũng nịu với giọng nói trách móc. 

Chị khẽ ngồi xuống cạnh anh, nhẹ nhàng cầm lấy bàn tay anh, nhưng không dám nhìn vào mắt anh như mọi lần: 

- Anh à, em vừa kiếm được 1 việc làm tốt lắm! 

Anh chợt ngẩn người ra. Chị nói tiếp: 

- Nhưng em sẽ phải đi nước ngoài đó! 

Anh chớp chớp mắt, khẽ chau mày, tỏ ý không hiểu. 

- Cô Hà hàng xóm của mình nè, rủ em qua Mỹ để làm ăn, có lẽ là làm móng tay móng chân, là làm “neo” làm niếc gì đó đó! Nghề này tuy ở bên đó cực, nhưng tiền kiếm được dành để gửi về bên này thì lại được nhiều lắm đó anh. – chị nhấn mạnh để thuyết phục chồng. 

- Nhưng tiền đâu mà em đi? 

Ấp úng một hồi, chị nói tiếp: 

- Ờ, ờ, bây giờ em sẽ đi vay tiền để mua vé máy bay qua đó. Anh yên tâm đi, em qua đó làm sẽ gửi tiền về để anh trả hết nợ, rồi số còn lại anh cứ cầm mà trang trải. 

- Nhưng em đi rồi anh sẽ sống thế nào? Bao giờ em mới về?! 

- Thì anh cứ cố gắng sống như bình thường đi, cơm nước giặt giũ gì anh tự lo được mà. Em chắc sẽ đi 1, 2 năm thôi, kiếm đủ tiền làm vốn em sẽ về mà. 

Anh thở dài: 

- Thôi, em đã quyết định vậy thì cứ làm đi, nếu điều đó giúp chúng ta thoát được cảnh ngộ này, và… - Anh ngập ngừng, cúi mặt xuống. 

Chị khẽ lay nhẽ tay chồng, giọng nhỏ nhẹ: 

- Và sao nữa hả anh? Hay là anh không muốn để em đi nữa? 

Anh quay đi chỗ khác, mắt nhìn xa xăm, hạ thấp giọng: 

- … và giúp chúng ta có thể sinh con. Một ngôi nhà thiếu vắng tiếng trẻ, buồn tẻ lắm em à… 

Chị ngả đầu vào vai anh, cùng góp tiếng thở dài với chồng, nhưng đâu đó trong trí óc của chị vẫn ánh lên một tia hi vọng. 

⬠⬠⬠⬠⬠⬠⬠⬠

Một năm sau. 

Ngoài đầu ngõ nhà anh xôn xao chuyện có một đứa trẻ sơ sinh bị bỏ rơi bên vệ đường. Mấy bà “tám” trong xóm được dịp khua môi múa mép và có chủ đề để bàn tán. Không phải anh hóng hớt gì, nhưng dường như có một điều gì đó cứ thôi thúc anh phải đi ra chỗ đứa bé bị bỏ. 

Khi anh tới, ở đó đã đông kín ngừơi xem từ bao giờ. Từ đằng xa anh đã nghe tiếng ồn ào. Ai nấy mặc sức đoán già đoán non. Có người đoán đứa bé này là con của một người trong xóm, do có một mối tình vụng trộm, đẻ ra đứa con không mong muốn nên đem bỏ. Có người thì đoán đứa bé này do một người đàn bà ở xa đến bỏ ở đây, có lẽ do nó bị dị tật, hay vì nghèo quá ko nuôi nổi nên mới bỏ con. Không ai nhìn thấy người nào đã bỏ đứa bé ở đây và bỏ lúc nào. 

Anh lách người qua đám đông hiếu kì, muốn nhìn đứa bé. Đứa bé được đặt trong một chiếc thùng các-tông to, nắp thùng mở ra. 

“Có lẽ trước đó thùng được đóng nắp, sau này có người thấy cái thùng nên tò mò mở ra”. Anh nghĩ vậy. 

Đứa bé được quấn trong một chiếc tã vải màu xanh, chỉ hở mỗi cái đầu. Mặt nó lúc này đã tím tái lại, vì đói và vì lạnh. Từ lúc anh đến nó cứ khóc mãi, chẳng ai dám đến gần động vào nó ủ ấm và cho nó uống sữa. Mọi người đều sợ phiền phức. Đàn ông sợ nếu bế nó lên thì mọi người sẽ nghĩ là con rơi của mình. Đàn bà sợ đụng vào nó thì sẽ bị “nỗi oan Thị Kính”. Mặc dù ai cũng lắc đầu tỏ vẻ tội nghiệp cho nó nhưng cuối cùng thì chẳng ai chịu giúp đứa bé đáng thương vô tội này cả. Từ lúc nhìn nó, anh cứ ngẩn ngừơi ra, anh nhăn trán lại, nhíu mày suy nghĩ, vì anh có cảm giác gương mặt nó rất thân quen, anh cố tìm ra một gương mặt nào đó mà anh đã từng gặp ở đâu rồi, một gương mặt rất giống đứa bé. Đồng thời trong tim anh có gì đó nhói lên và thắt lại, anh cảm thấy thương đứa bé vô cùng. 

Anh tiến lại định bế nó lên ôm vào lòng thì bất chợt một người phụ nữ khác đã bồng nó lên trước. Đây là một phụ nữ ngoài bốn mươi, đã goá chồng từ nhiều năm nay, hai đứa con bà đã lớn, lập gia đình và đang đi làm ăn xa. Bà chỉ sống thui thủi một mình, trừ những lúc hai người con của bà đưa cháu về thăm. Có lẽ vì đã là một người mẹ nên bà rất xúc động trước tình cảnh của đứa bé và không nỡ để nó nằm như vậy, bà đã đem nó về nhà. Tôi chẳng hiểu tôi bị cái luồng sức mạnh nào đẩy, mà chân tôi cứ bước theo người phụ nữ ấy. Sau khi đem nó về nhà, bà bối rối ngó quanh, chợt nhìn thấy tôi, bà liền nhờ tôi trông dùm đứa bé để bà chạy đi mua sữa cho nó. Tôi nhanh chóng hen lời. Đời bà đi khuất bóng, tôi mới tiến lại gần và ẵm đứa bé lên. Sao gương mặt nó quen quá. Hơi ấm của nó lan toả sang tôi cũng rất quen thuộc. Chợt nó lại khóc ré lên. Tôi bối rối lắm, vì chưa có kinh nghiệm chăm trẻ nhỏ. Tôi vỗ vỗ vào người nó, rung rung tay, vừa vỗ vừa dỗ cho nó nín khóc. Nhưng đói quá nó cứ khóc mãi không tthôi. Đúng lúc tôi đương rối trí nhất thì người phụ nữ về, đem theo một hộp sữa bột trẻ em và bình bú. Thấy nó khóc to quá, bà liền giành lại nó, dỗ dành và cho nó ngậm núm vú của bà, mặc dù bà chẳng còn sữa. Bà đưa mắt nhìn tôi, rồi nhìn hộp sữa, lại nhìn vô trong bếp, gật đầu. Hiếu ý bà, tôi ôm hộp sữa và cái bình bú, lật đật chạy vào trong bếp. Nhưng tôi không biết làm gì với chúng. Tôi hỏi bà, bà hướng dẫn cho tôi cách pha sữa: nào là múc bao nhiêu muỗng bột, đổ bao nhiêu mi li lít nước, khuấy như thế nào cho đều,…Tôi chăm chú nghe và thực hành theo. Cuối cùng tôi đã có một bình sữa cho em bé uống. 

Nhìn cái miệng nó chúm chím mút từng giọt sữa từ bình, sao mà dễ thương quá. Đói quá nên nó bú một lát là hết luôn một bình đầy. Lúc này no rồi, mắt nó lại lim dim muốn ngủ. Người phụ nữ biết vậy nên đặt nó lên cái võng mà bà hay nằm, từ từ đưa võng. Theo từng nhịp võng, mắt đứa bé lại khép vào một chút, và cuối cùng là nhắm nghiền lại. Nó đã say giấc rồi…Người phụ nữ bảo tôi hãy đi về nghỉ đi, mọi chuyện đã có bà lo. Tôi đành phải về, dù vẫn rất muốn ở lại với đứa bé. 

Từ khi ở nhà người phụ nữ về, tâm trí anh cứ bị bao phủ bởi hình ảnh đứa bé, và khát khao được nghe tiếng trẻ con cười đùa trong nhà trong anh lại trỗi dậy. Anh nảy ra ý định sẽ xin đứa bé này về nuôi. Nhưng anh bỗng chựng lại, vì anh tự thấy rằng thân anh anh còn chưa lo cho no, cho ấm, nếu đưa đứa bé về thì liệu nó có được no đủ không? Vả lại, nếu anh nuôi nó, khi vợ anh về, chị sẽ nghĩ là anh có con riêng với ngừơi khác, cho rằng anh không chung thuỷ, rằng anh vô tình, lúc ấy vợ chồng tất sẽ bất hoà. Anh không dám nhận nuôi nó nữa. 

Nghĩ đến vợ, dòng suy nghĩ của anh trôi theo hình ảnh của vợ. Đã một năm nay, anh chẳng biết chị sống ở đâu, sống ra sao, chị chẳng hề liên lạc gì với anh. Từ lúc chị đi đến giờ, chỉ đúng một lần chị gửi tiền về cho anh, số tiền đó anh dùng để trả món nợ hồi trứơc chị vay để đi nước ngoài, còn lại một ít anh để dành, sau này sinh con, nuôi con. 

Trong bóng đêm, trong một căn nhà vắng vẻ, anh cảm thấy mình lạnh lẽo, cô độc đến đáng sợ. Anh lại nhớ đến đứa bé bị bỏ rơi đó. Anh khao khát được bế bồng nó trên tay, được đặt nó ngủ ngay cạnh mình, anh muốn được hôn lên trán nó mỗi khi nó ngủ say, được đỡ nó dậy mỗi lần nó té vì tập đi, được bón cho nó từng muỗng cơm mỗi bữa ăn,… Anh cảm thấy rằng mình sẽ quên hết đi mọi mệt nhọc nếu đi làm về được nghe tiếng cười khanh khách của trẻ thơ. 

Những ngăn trở trước đó trong việc nhận nuôi đứa trẻ giờ đây được anh giải quyết êm xuôi. Anh tự nhủ mình sẽ chịu thiếu ăn, thiếu mặc được, để nuôi con; hàng xóm không thể dèm pha gì vì ai cũng biết trước giờ anh sống một mình, không giao du với ai và anh chỉ là người nhận nuôi một đứa bé bị bỏ rơi! Còn về phần vợ anh, anh nghĩ, nếu vợ anh làm khó, anh sẽ khuyên vợ nhận luôn đứa bé này làm con của hai người, để bù đắp những tháng ngày trống trải của hai vợ chồng. 

Sau những giờ phút suy nghĩ, anh quyết định sang nhà người phụ nữ đang nuôi đứa bé kia, để xin được nuôi nó. Mọi chuyện chẳng dễ dàng như anh tưởng. Vì người phụ nữ này hoàn toàn không muốn đưa đứa bé cho anh, cũng như tất cả những ngừơi khác. 

- Chị không thấy tôi phải sống một thân một mình hay sao? Tôi muốn có một đứa con để cuộc sống bớt buồn tẻ, và để tôi được có hạnh phúc của một người làm cha – anh nài nỉ. 

- Anh muốn có con thì tự đi mà đẻ. Chứ tôi đây không cần nó à? Tôi cũng sống một thân một mình này, vả lại tôi còn là đàn bà, nếu cô đơn thì tôi cô đơn gấp mấy lần anh.

(còn tiếp) (bị mất file rồi tìm không ra) 😭😭😭

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét