Thứ Ba, 19 tháng 5, 2020

[Dịch] Làm thế nào để trở thành tài sản đối với công ty của bạn

HOW TO BE AN ASSET TO YOUR COMPANY (Original post here)
LÀM THẾ NÀO ĐỂ TRỞ THÀNH MỘT TÀI SẢN ĐỐI VỚI CÔNG TY CỦA BẠN

In the world of finance, an asset is something that puts money in your pocket. In the world of business, an employee is hired to do the same thing for a company. An employee uses their knowledge and skills to earn money for themselves and their employer. Over time, an employee can increase their value to a company to a point where they become indispensable. Use the following steps to become an asset to your company.

Trong thế giới của tài chính, tài sản là thứ làm cho tiền vào túi của bạn. Trong giới kinh doanh, một nhân viên được thuê để làm điều tương tự cho một công ty. Nhân viên dùng kiến thức và kỹ năng của mình để kiếm tiền cho chính bản thân và cho người thuê mình. Theo thời gian, một nhân viên có thể làm gia tăng giá trị của mình đối với công ty đến một mức mà họ trở nên không thể thay thế được. Hãy dùng những cách sau để trở thành một tài sản đối với công ty của bạn. 

Part 1: Improving your performance
Phần 1: Cải thiện năng suất 

1. Exceed expectations. 
1. Vượt mong đợi.

At the company you work for, you will have a specific job role and this is how you make the company money. If you can't do your job well, you will lose customers and may become a liability, meaning that you lose the company money. To ensure you do your job well, you have to learn how to do it to the company's standards. Learn from other employees, get a mentor, enroll in training courses, and be eager to learn as much as you can. The results you get at work are ultimately what you will be judged on.

Tại công ty mà bạn làm việc, bạn sẽ đảm nhận một vai trò cụ thể và đây là cách mà bạn kiếm tiền cho cty. Nếu bạn không làm tốt công việc của bạn, bạn sẽ làm mất khách hàng và có thể trở thành một vật cản, có nghĩa là bạn đang làm mất tiền của cty. Để đảm bảo bạn làm tốt công việc của mình, bạn phải học cách làm việc theo những tiêu chuẩn của cty. Học hỏi từ những nhân viên khác, tìm một cố vấn, tham gia các khóa huấn luyện và hăm hở học hỏi nhiều nhất có thể. Kết quả công việc bạn đạt được cuối cùng sẽ là những gì bạn được đánh giá.

- This is the most important part. The whole reason the company employs you is to perform in this job role. Do it correctly and do it well.

Đây là phần quan trọng nhất. Toàn bộ lý do cty thuê bạn là để bạn làm những việc này. Hãy làm nó thật đúng và thật tốt.

- Self-improvement and networking are important, but if your performance slips because of them, you won't be doing yourself any favors.

Phát triển cá nhân và tạo dựng mối quan hệ cũng quan trọng, nhưng nếu năng suất của bạn tụt dốc vì những điều đó, bạn đang hoài công vô nghĩa.
*Not do yourself any favors (idiom) = to not behave in a way that will help you or get you an advantage

- Think about the company's return on investment (ROI) on you. How much money are you making for them in relation to your salary? Doing so will help frame your contributions and help you find ways to increase your measurable value.

Hãy nghĩ về tỷ suất hoàn vốn đầu tư của cty đối với bạn. Số tiền bạn kiếm được cho cty so với lương của bạn là bao nhiêu? Làm điều này sẽ giúp bạn điều chỉnh những cống hiến của mình và tìm ra cách giúp bản thân gia tăng giá trị có thể đo lường được.

2. Prioritize tasks.
2. Thiết lập ưu tiên cho các nhiệm vụ

Organize your tasks from most critical to least. When you've determined the most important 20 percent of your tasks, mark them separately from the rest. Spend the majority of your time and effort working on these, leaving the others to be completed quickly when you need to. It will allow you to do your best work on the most important tasks, rather than spreading yourself thin over both critical and non-critical tasks.

Sắp xếp nhiệm vụ của bạn từ quan trọng nhất đến ít quan trọng. Khi bạn đã xác định 20% lượng nhiệm vụ quan trọng nhất, hãy đánh dấu chúng tách biệt với những thứ còn lại. Dành phần lớn thời gian và nỗ lực của bạn để làm những nhiệm vụ này, để lại những thứ khác để làm thật nhanh khi bạn cần. Điều này sẽ cho phép bạn làm tốt nhất những việc quan trọng nhất, hơn là cùng lúc cố gắng dành thời gian và sự chú ý cho cả nhiệm vụ quan trọng lẫn không quan trọng.
*Spread oneself too thin (idiom) = to try to do too many things at the same time, so that you cannot give enough time or attention to any of them

3. Go to the extra mile.
3. Đi thêm một dặm
*go the extra mile (idiom) = to make more effort than is expected of you

Valuable employees don't stop working when the clock strikes five o'clock. If you have work to do on a project, stay later and get what you can do after hours. When you go home, bring your work with you and get it done around family time. Always be ready to respond to after-hours emails as well. This extra effort will get you noticed as a hard worker.

Những nhân viên giá trị sẽ không dừng làm việc ngay khi đồng hồ điểm 5 giờ. Nếu bạn có một dự án phải làm, hãy ở lại trễ hơn và hoàn thành nốt sau giờ làm. Nếu bạn về nhà, hãy đem theo việc về với bạn và hoàn tất nó sau thời gian dành cho gia đình. Luôn sẵn sàng trả lời cả những email sau giờ làm. Nỗ lực đặc biệt này sẽ giúp bạn được chú ý như một nhân viên mẫn cán.

- Understanding that this work is not overtime, which requires additional pay, but simply additional work with no expectation of additional pay.

Phải hiểu rằng việc này không phải là tăng ca và yêu cầu trả thêm, mà đơn giản đây chỉ là làm thêm việc và không mong đợi được trả thêm tiền.

- Going the extra mile should also apply to the quality of your work. Some people do a good job and leave it there, whereas others will offer to do extra. For example, some employees will offer to mentor, train new employees and suggest more efficient working procedures. Consider organizing charity and social events that bring company employees together and contribute to the community. Doing so will improve your reputation and the reputation of your company at the same time.

Làm vượt mong đợi cũng nên được áp dụng cho chất lượng công việc của bạn. Một số người làm tốt một công việc rồi để đó, trong khi số khác sẽ xung phong làm thêm. Ví dụ, một số nhân viên sẽ đền nghị được làm cố vấn, hướng dẫn nhân viên mới và đề xuất quy trình làm việc hiệu quả hơn. Xem xét tổ chức các sự kiện xã hội và từ thiện, giúp nhân viên trong cty gần nhau hơn và đóng góp cho cộng đồng. Làm như vậy sẽ nâng cao danh tiếng của bạn và của công ty cùng lúc.
*offer to = xung phong, tỏ ý muốn

4. Being a self-starter.
4. Làm người khởi xướng

Companies often want their workers to be "self-starters", and for good reason. Employees who see problems and take the initiative to fix them save their bosses time and work by not waiting to be asked to fix that problem. Don't ask for approval before starting additional work or carrying out a customer request, just do it. If you have an idea of something that could add value to the company, approach your manager about it.

Các công ty luôn muốn nhân viên của họ trở thành "người khởi xướng" và có mục đích tốt. Những nhân viên nhìn thấy vấn đề và đưa ra sáng kiến để khắc phục, giúp tiết kiệm thời gian và công sức của sếp bằng cách không đợi đến khi được yêu cầu khắc phục vấn đề. Không cần xin sự chấp thuận trước khi làm thêm việc hoặc giải quyết yêu cầu của khách hàng, cứ làm thôi. Nếu bạn có một ý tưởng nào đó có thể làm gia tăng giá trị cho cty, hãy tiếp cận quản lý của bạn để nói về nó.

5. Be responsible.
5. Hãy có trách nhiệm

A valuable employee is one that can be counted on to consistently meet and exceed the demands of their position and managers. Provide reliable work and consistently meet your deadlines to gain the reputation of being a responsible employee. Responsibilities also extend to your mistakes. When you mess up, own it by admitting the error and taking responsibility, then immediately work to find a solution. Overall, work to gain a reputation as someone your employer can count on.

Một nhân viên có giá trị là người có thể được tin tưởng rằng luôn đáp ứng và vượt mức yêu cầu đối với vị trí của mình và đối với quản lý. Hãy đem đến kết quả công việc đáng tin cậy và đúng thời hạn để lấy được tiếng là một nhân viên có trách nhiệm. Tinh thần trách nhiệm cũng liên quan đến những sai phạm của bạn. Khi bạn gây ra rắc rối, hãy thừa nhận lỗi lầm và nhận trách nhiệm, sau đó ngay lập tức tìm ra giải pháp. Nói chung, hãy làm việc để có được tiếng là một người mà sếp của bạn có thể tin tưởng vào.

Part 2: Expand your skills
Phần 2: Phát triển kỹ năng

1. Strive for expert status.
1. Cố gắng trở thành chuyên gia

Go beyond being good at your job; be the best at it. If you want to be truly invaluable to the company, become known as an expert in your field. Learn everything about your role first and strive to become excellent at every task you are required to do. Then, learn how to perform the tasks that your coworker does that relate to your own. Look for extra details or facts that no one else knows.

Hãy vượt hơn cả tốt, hãy trở thành tốt nhất trong công việc của bạn. Nếu bạn muốn thật sự trở nên vô giá đối với công ty, hãy trở thành chuyên gia trong lĩnh vực của bạn. Trước tiên phải học hỏi mọi thứ liên quan đến vị trí của bạn và cố gắng trở nên xuất sắc với mọi nhiệm vụ bạn được yêu cầu. Tiếp theo, học cách làm các nhiệm vụ của đồng nghiệp mà có liên quan đến công việc của bạn. Tìm kiếm những chi tiết hoặc thông tin mà không ai biết.

- Keep up with industry news by reading trade publications and relevant news articles. By doing so, you will be the person that everyone comes to for information.

Nắm bắt những tin tức về lĩnh vực của mình bằng cách đọc tạp chí thương mại và các bài báo liên quan. Bằng cách này, bạn sẽ trở thành một người mà mọi người phải tìm đến để có được thông tin.

- You can cement your expert status by attaining industry or occupation-specific certifications, if available.

Nếu được, bạn có thể củng cố vị thế chuyên nghiệp của mình bằng cách đạt một số chứng chỉ cụ thể liên quan đến lĩnh vực hoặc nghề nghiệp.
* cement [si'ment] = (nghĩa bóng) thắt chặt, gắn bó
* attain [ə'tein] = đạt được, giành được

2. Acquire new skills.
2. Học kỹ năng mới.

Having a wider skill set can make you more versatile, which can help you branch out in your current position and remain on board if the company decides to lay off some workers. Look at gaining skills that your coworker have, even if you don't need them for your job. These might include technical or vocational skills. To make yourself truly valuable, you could even try learning a second language.

Việc có một bộ kỹ năng đa dạng có thể khiến bạn trở nên đa tài hơn, điều này giúp bạn tiến xa hơn vị trí hiện tại của mình và trụ lại được nếu công ty quyết định sa thải bớt nhân viên. Hãy nhắm tới việc đạt được những kỹ năng mà đồng nghiệp của bạn có, thậm chí ngay cả khi bạn không cần những kỹ năng đó cho công việc của bạn. Những thứ này có thể gồm kỹ năng liên quan đến kỹ thuật hoặc hướng nghiệp. Để khiến bản thân trở nên thật sự giá trị, có thể bạn còn cần học thêm ngoại ngữ nữa.
*versatile ['və:sətail] = linh hoạt; nhiều tài; tháo vát
*vocational /vəʊˈkeɪ.ʃən.əl/ = thuộc về hoặc liên quan đến những khả năng cần cho một nghề; hướng nghiệp

- Just make sure to learn one that might be useful to your company; there's no point in learning Russian if your company primarily operates in the United States and Mexico.

Cần đảm bảo rằng kỹ năng mà bạn học phải hữu dụng với công ty của bạn, chắc chắn là không hợp lý khi học tiếng Nga trong khi công ty của bạn chủ yếu hoạt động tại Mỹ hoặc Mexico.

3. Learn from a mentor.
3. Học hỏi từ một cố vấn.

Find someone higher up than you in the company and make an effort to connect with them. This mentor can provide you a deeper knowledge of company operations and advice on how to thrive as an employee. Working with this person shows your superiors that you have the desire to learn and grow within the company. It can even get your name out there as an ambitious employee.

Tìm ai đó có chức vụ cao hơn bạn trong công ty và nỗ lực để kết nối với họ. Người cố vấn này có thể cung cấp cho bạn kiến thức sâu rộng hơn về cách vận hành của cty và đưa ra lời khuyên giúp bạn phát triển nhanh hơn. Làm việc với người giỏi hơn bạn cho thấy bạn có một khao khát học hỏi và phát triển ở công ty này. Điều này có thể khiến bạn được biết đến như một nhân viên đầy tham vọng.
*thrive = thịnh vượng; phát đạt; lớn nhanh, mau lớn, phát triển mạnh
*superiors = (a) better, (n) higher person 

4. Build a robust network.
4. Xây dựng một mạng lưới vững chắc.

A strong network is a valuable tool that can be used to strengthen your own value at work or increase your value to a future employer. Work to build up a network with your coworker and in other department at work. You should also look outwardly to clients and other members in your industry. Make and maintain strong relationships with these people. It's very valualbe to be known as an employee with connections that can be used to solve problems.

Một mạng lưới mối quan hệ mạnh mẽ là một công cụ giá trị mà bạn có thể dùng để gia tăng giá trị bản thân trong công ty hoặc tăng giá trị của bạn trong mắt của vị sếp tương lai. Hãy cố gắng để thiết lập mạng lưới với đồng nghiệp của bạn và cả những phòng ban khác trong cty. Bạn cũng nên nhìn xa hơn ra bên ngoài, nhắm tới những khách hàng và những thành viên khác trong lĩnh vực của bạn. Tạo dựng và duy trì mối liên kết bền chặt với những người này. Thật giá trị khi được biết đến như một nhân viên có những mối quan hệ có thể dùng để giải quyết vấn đề.
*robust [rou'bʌst] = cường tráng, mạnh
*outwardly ['autwədli] = bề ngoài, hướng ra phía ngoài

- Work to build up your network both inside your company and outside. Attend work functions, conferences, and industry events to network with professionals in your industry. Then, be sure to regularly keep in touch with your contacts.

Hãy cố gắng để thiết lập mạng lưới mối quan hệ cả bên trong lẫn bên ngoài công ty. Tham gia những buổi họp mặt liên quan đến công việc, hội thảo và sự kiện của ngành để kết nối với những chuyên gia trong lĩnh vực của bạn. Sau đó, phải đảm bảo thường xuyên giữ liên lạc với họ.

- Provide your contacts with favors without expectation of having them returned. This is a good way to solidify your position with them and construct a strong network that you can use to further you own career.

Cung cấp thông tin liên lạc của bạn với thiện ý và không mong đợi được đáp lại. Đây là cách tốt nhất để củng cố vị thế của bạn đối với họ và xây dựng một mạng lưới vững chắc mà bạn có thể dùng để tiến xa hơn trong sự nghiệp.
*solidify /səˈlɪd.ɪ.faɪ/ = làm cho vững chắc, củng cố

- Another way to increase the strenght of your network is to get published in the media or industry journals. This will get your name and your company's name out there, and may lead greater recongnition and increased business oppoturnities.

Một cách khác để gia tăng sức mạnh cho mạng lưới của bạn là xuất hiện trên truyền thông hoặc tạp chí của ngành. Việc này sẽ giúp tên tuổi của bạn và cty được biết đến và có thể đem đến sự công nhận nhiều hơn và tăng cơ hội kinh doanh.

5. Be an active participant in company projects.
5. Trở thành một thành viên năng động trong các dự án của cty.

Be innovative and bring something new to the company. Come up with new ideas that could possibly be implemented across the business. Just make sure that you get credit for your ideas. Otherwise, you may be helping your boss to success without moving up yourself.

Hãy sáng tạo và đem đến làm gió mới cho công ty. Đưa ra những sáng kiến mới mẻ có thể thực hiện được trong doanh nghiệp. Cần đảm bảo là bạn được công nhận với những sáng kiến của bạn, nếu không thì bạn đang giúp sếp bạn thăng tiến trong khi bạn dậm chân tại chỗ.
* innovative = có tính chất đổi mới, có tính chất sáng kiến
* implement = thi hành
* credit for something = sự khen ngợi; sự tán thành; sự công nhận
* Otherwise = mặt khác, nếu không thì...

- Focus on working effectively with your team or group, as these skills are crucial to displaying management potential or usefulness to the company.

Tập trung vào việc làm việc hiệu quả với đội/nhóm của bạn, bởi vì kỹ năng này là điểm cốt yếu để thể hiện tiềm năng/năng lực quản lý của bạn đối với công ty.

6. Pursue formal education.
6. Theo đuổi giáo dục chính thống

Depending on your job, you may find it worthwhile to obtain higher education. For example, some positons may require a bachelor's degree or graduate degree, meaning that if you want to move up, you'll have to get the required education. Even if you don't need it for a certain position, a degree can make you a more competitive allicant for any role. In addition, it can educate you on how to increase your own knowledge and productivity.

Tùy vào công việc, bạn sẽ thấy cần thiết phải có một nền tảng giáo dục cao hơn. Ví dụ, một số vị trí sẽ yêu cầu bằng cử nhân hoặc bằng thạc sĩ, có nghĩa là nếu bạn muốn tiến xa hơn, bạn sẽ phải đạt được mức giáo dục như yêu cầu. Ngay cả khi bạn không cần những bằng cấp đó cho một vị trí cụ thể, một tấm bằng có thể khiến bạn trở thành một ứng viên sáng giá hơn trong bất kỳ vị trí nào. Hơn nữa, tấm bằng có thể dạy cho bạn cách để gia tăng kiến thức và năng suất của bản thân.

- Make sure to weigh the costs of higher education versus the benefits, you don't want to be hurt by debt hanging over your head.

Cần đảm bảo cân nhắc chi phí cho việc học so với lợi ích nhận được, bạn sẽ không muốn đau đớn vì khoản nợ treo lủng lẳng trên đầu đâu.

- Your company may give allowances for or provide continuing education for its employees. Talk to your supervisor and/or human resources for more information.

Công ty của bạn có thể trợ cấp hoặc cung cấp những khóa học thêm cho nhân viên. Hãy nói với quản lý và/hoặc nhân sự để có thêm thông tin.

- You can also reduce your cost and time commitment for continuing education by studying online with a self-paced course. This will allow you to learn without interrupting your work schedule.
*(Self-paced: Bạn có thể dừng lại và ngày hôm sau mở lên học tiếp. Cách học này tùy theo tốc độ học của mỗi học viên)

Bạn cũng có thể cắt giảm chi phí và thời gian cho việc học thêm bằng cách học online với các khóa học self-paced. Việc này sẽ cho phép bạn học mà không gây gián đoạn cho lịch làm việc của mình.

Part 3: Displaying excellent
Phần 3: Thể hiện một cách xuất sắc

1. Be punctual.
1. Đúng giờ.

If you start work at 9am, it is better to get into work at 8.45am. This way you have time to make yourself a quick drink and then be ready to start work on time. Time is money and an employee who turns up late on regular basis may lose the company money. Ideally, you should arrive and begin work early, before other employees. Punctuality is the foundation of building trust. Your goal is to give the impression that you care more about the work you're doing than just fullilling the basic requirements of the job.

Nếu công việc của bạn bắt đầu lúc 9 giờ sáng, tốt nhất là bạn nên tới cty vào 8 giờ 45. Việc này sẽ giúp bạn có thời gian để uống nước và sẵn sàng làm việc đúng giờ. Thời gian là tiền bạc và nhân viên nào thường xuyên đi trễ sẽ làm thiệt hại kinh tế của cty. Lý tưởng nhất là bạn nên tới và bắt đầu làm việc sớm hơn, trước những nhân viên khác. Đúng giờ là nền tảng của việc xây dựng uy tín. Mục tiêu của bạn là tạo ấn tượng rằng bạn quan tâm đến công việc mà bạn đang làm nhiều hơn là chỉ đơn thuần đáp ứng những yêu cầu cơ bản của công việc.

2. Follow company policy.
2. Tuân thủ chính sách của công ty.

You should dress yourself and behave according to your company's policy, both inside and outside of the office. As an employee, you represents company. For example, if you are in an office, a shirt and tie may be required. If you are working on a building site, personal protection equipment may be required. Adhere to the company's standards for conduct in all instances.

Bạn nên ăn mặc và hành xử theo chính sách của công ty bạn, cả khi ở trong lẫn ngoài văn phòng làm việc. Là một nhân viên, bạn đại diện cho công ty. Ví dụ, nếu bạn ở trong văn phòng, bạn có thể được yêu cầu mặc sơ-mi và cà vạt. Nếu bạn làm việc trên công trường xây dựng, bạn có thể được yêu cầu mang thiết bị bảo hộ cá nhân. Tuân theo tiêu chuẩn của công ty để cư xử trong mọi trường hợp.

A company will always state the dress code, although there may be occasions where you are unsure on what to wear. For example, you may be attending a conference and are unsure whether to dress in a suit or go for a more casual look. In these cases, it is always best to look to a more senior member of staff and follow their example.

Một công ty sẽ luôn đưa ra thông báo về quy tắc ăn mặc, nhưng sẽ có những dịp mà bạn không chắc chắn nên mặc cái gì. Ví dụ, bạn tham gia một hội thảo và không chắc lắm về việc mặc com-lê hay một bộ đồ bình thường hơn. Trong những tình huống này, tốt nhất luôn là bạn nên nhìn vào những thành viên cấp cao và bắt chước họ.

Focus on maintaining your appearance by improving your personal hygiene and making sure that your clothes are always neat and clean. Having a professional appearance will lead to being taken more seriously at work.
*take (someone or something) seriously (idiom) = to treat (someone or something) as being very important and deserving attention or respect

Tập trung vào việc duy trì vẻ bề ngoài của bạn bằng cách tăng cường vệ sinh cá nhân và đảm bảo quần áo luôn gọn gàng sạch sẽ. Có một vẻ ngoài chuyên nghiệp sẽ giúp bạn được coi trọng hơn tại công sở.

3. Be aware of social media dangers. 
3. Ý thức được những mối nguy hiểm của phương tiện truyền thông xã hội.

Social media is designed for sharing opinions. However, these days it's possible that your employer might see anything you post to a social media account. Accordingly, your posts should never include negative comments about the company, your managers, customers, or other employees. You should also avoid sharing any racist, insensitive, violent, or distasteful comments.

Phương tiện truyền thông xã hội được thiết kế để chia sẻ ý kiến. Tuy nhiên, ngày nay rất có khả năng sếp bạn sẽ thấy bất cứ thứ gì bạn đăng trên một tài khoản xã hội. Do đó, những bài đăng của bạn đừng nên bao giờ bao gồm những bình luận tiêu cực về công ty, về quản lý, khách hàng hoặc những nhân viên khác. Bạn cũng nên tránh chia sẻ những bình luận về phân biệt chủng tộc, vô cảm, bạo lực hoặc khó chịu.

- A good rule of thumb is to never post anything that your mother would not appreciate.
Một nguyên tắc vàng là đừng bao giờ đăng bất cứ thứ gì mà mẹ bạn không đánh giá cao.

- Never post sensitive company information on social media.
Không bao giờ đăng thông tin nhạy cảm về công ty lên mạng xã hội.

- Any post that is offensive or otherwise against company policy could result in your termination
Bất cứ bài đăng nào công kích hoặc chống đối chính sách công ty đều có thể dẫn đến điểm kết thúc của bạn.
*termination [,tə:mi'nei∫(ə)n] = sự kết thúc, sự hoàn thành, sự chấm dứt; cách kết thúc; điểm kết thúc

4. Act professionally. 
4. Hành xử chuyên nghiệp.

Your personal life should stay behind you when you enter the workplace. Even if things are a mess at home, don't let that show at work, and certainly don't bring it up or complain about it. You want to be known as someone who is positive and works hard, not someone who constantly has difficulties in their personal life. This will draw the wrong kind of attention to you.
bring sth up (phrasal verb) = to start to talk about a particular subject

Cuộc sống cá nhân nên chỉ ở phía sau bạn khi bạn bước vào nơi làm việc. Ngay cả khi mọi thứ là một đống lộn xộn ở nhà, đừng để điều đó thể hiện ở công ty, và dĩ nhiên đừng nhắc tới hay phàn nàn về nó. Bạn muốn được biết đến như một người tích cực và làm việc chăm chỉ, không phải kẻ luôn gặp khó khăn trong đời tư. Điều này sẽ tạo nên cái nhìn sai lệch về bạn.

5. Remain positive. 
5. Duy trì sự tích cực.

It's important to be friendly with people at work. Your colleagues may need help at times and they may find it difficult to ask you for help if you are aggressive or unpleasant. Being personable helps to promote a good working environment. Strive to be the person that everyone enjoys working with. Never gossip or become involved in office politics, regardless of how you feel about a situation or coworker.
politics = (nghĩa xấu) láu, mưu mô, xảo quyệt, lắm đòn phép
situation = (old use) a job

Tỏ ra thân thiện với mọi người tại công ty là rất quan trọng. Đồng nghiệp của bạn đôi khi sẽ cần sự giúp đỡ và có thể họ cảm thấy khó khăn khi nhờ bạn việc gì đó nếu bạn là người nóng nảy hoặc khó chịu. Làm một người đáng mến sẽ giúp tạo nên một môi trường làm việc tích cực. Cố gắng trở thành người mà ai cũng thích làm việc cùng. Đừng bao giờ ngồi lê đôi mách hay dính líu vào chuyện thị phi nơi công sở, bất kể bạn cảm thấy như nào về công việc hoặc đồng nghiệp.

6. Stay healthy. 
6. Giữ gìn sức khỏe.

To be at your best throughout the workday, you'll have to remember to maintain your own health. Staying active, eating well, and drinking enough water will give you the mental clarity that you need to perform. It will also contribute to your professional appearance and improve your mood. To improve your health, remember to bring healthy lunches and snacks to work and try taking a walk during the day.
*clarity = thinking clearly, easy to understand

Để làm một phiên bản tốt nhất của chính mình trong suốt cả ngày làm việc, bạn sẽ phải nhớ duy trì sức khỏe của chính bản thân. Năng động, ăn uống lành mạnh, uống đủ nước sẽ giúp bạn có một tinh thần sảng khoái để làm việc. Điều này cũng góp phần vào hình ảnh chuyên nghiệp và cải thiện tâm trạng của bạn. Để tăng cường sức khỏe, nhớ đem theo bữa trưa và thức ăn nhẹ lành mạnh và cố gắng đi bộ trong ngày.

Thứ Tư, 6 tháng 5, 2020

Trách nhiệm với người khác

Nói ra thì thấy kì nhưng mà thật tình là trời nóng thế này cơ thể cứ mệt rũ rượi, cổ họng thì cứ khô không khốc không thể nào hát hò được, không tập trung làm được gì. Ở nhà cả ngày chỉ thấy mệt hơn mà thôi. Không làm được gì nên cảm thấy thất vọng về bản thân.

✢✢✢✢✢

Hôm nay sẽ viết về vấn đề "trách nhiệm với người khác".
Yup. Như một câu lý thuyết mà ai cũng biết: Bạn không phải chịu trách nhiệm về hạnh phúc, nỗi buồn, sự sung sướng hay tương lai của bất kỳ ai khác. Nói chung là cuộc sống của ai người đó tự chịu trách nhiệm. 

Mình của những năm 20 tuổi trở về trước, luôn coi bản thân là cái rốn của vũ trụ, mặc định rằng bổn phận của mọi người xung quanh là phải giúp đỡ mình. Một ví dụ gần nhất mình có thể nhớ, xảy ra vào năm nhất Đại học. Mình - chưa đủ 18 tuổi - rời gia đình để tới Sài Gòn học Đại học. Mẹ cho mình tiền ăn và học phí, chị gái cho mình tiền đóng nhà trọ, và mình nhận những khoản tiền ấy hằng tháng trong suốt 4 năm Đại học với một suy nghĩ "đó là trách nhiệm của ba mẹ, của anh chị đối với con em của họ". 

Nhớ ngày đầu nhập học, một người chú đã được mẹ mình nhờ đưa mình tới trường Đại học vì mình mới tới SG ngày đầu tiên chưa biết gì. Khi đưa mình tới cổng trường, chú mời mình ăn ổ bánh mì heo quay mà chú mua cho chú, lúc ấy mình ngây ngô cho rằng "bổn phận của chú là đưa mình đến trường và chú đưa mình ổ bánh mì thì mình ăn thôi". Mãi sau này mình mới hiểu ra, có lẽ chú chỉ mời theo phép lịch sự tối thiểu, và đáng lẽ nếu là một đứa biết điều thì mình không nên nhận ổ bánh mì đó vì sẽ khiến chú mất thời gian và tiền bạc công sức để đi mua ổ bánh mì khác, lỡ chú trễ giờ làm hoặc sáng hôm đó đói meo thì sao? Mình có chân tay có tiền, tự đi mà ăn sáng. Đó là điều mà mình đã dại khờ mãi về sau mới ngộ ra. 

Cũng trong những ngày đầu nhập học, mình mặc định trong đầu rằng "những anh chị khóa trên có bổn phận phải dìu dắt và hướng dẫn cho đàn em khóa dưới như mình". Vì nghĩ như thế cho nên mình đã tỏ ra khó chịu khi không nhận được sự hướng dẫn nhiệt tình như mình mong muốn, mình tỏ ra chống đối khi phải làm theo những chỉ dẫn mà mình không mong đợi ở họ.

Ở nhà trọ cũng vậy, ỷ mình là đứa nhỏ tuổi nhất nên mình cũng mặc nhiên cho rằng mọi người phải nhường nhịn mình. Họ phải nhường mình tắm trước, phải cho mình chỗ học và chỗ ngủ tốt nhất, họ phải abc phải xyz cho mình

Một mặt, mình đinh ninh rằng người xung quanh phải chịu trách nhiệm với hạnh phúc và niềm vui của mình, nếu mình thất bại là lỗi của người nào đó chắc chắn không phải tại mình. Nhưng mặt khác, mình cũng luôn là đứa cho rằng bản thân mình phải có trách nhiệm với hạnh phúc của người khác, nếu làm người khác buồn thì luôn là lỗi của mình. 

Mình đã răm rắp về nhà vào mỗi cuối tuần, vì mẹ và bà luôn bảo "Thanh về mẹ mới vui", "Thanh ở nhà bà vui như tết". Chính vì cứ phải đi đi về về như vậy khiến bản thân không còn thời gian để tham gia các hoạt động ngoại khóa bổ ích vào cuối tuần. Mình đã nghĩ rằng mình phải có mặt ở nhà để làm vui lòng mẹ và bà.

Mình đã cúp học vì có đứa bạn than thở buồn phiền và cần người đi chơi cùng. Mình đã tin rằng mình phải có trách nhiệm giúp bạn mình bớt buồn, và mình không được bỏ rơi bạn bè khi chúng nó cần, kết quả học tập của mình sa sút dần vì quá nhiệt tình đi chơi để mua vui cho bạn bè. Tất cả sinh viên trong lớp đều mặc định "những đứa chơi với nhau ngoài trường học thì sẽ vào chung một nhóm thuyết trình với nhau". Và cứ thế, mình ở trong một cái nhóm học tập mà tụi nó cứ ề ề làng nhàng, làm những bài thuyết trình chán ngắt buồn tẻ và cầm giấy lên đọc cho đến hết giờ. Mình luôn tin rằng tiềm năng trong con người mình nhiều hơn thế, mình không thể chấp nhận một kết quả học tập làng nhàng và những bài thuyết trình chán nhất trên thế giới như vậy. Nhưng vì cả nể, vì sợ một mình cô đơn, vì sợ bạn bè mình buồn, mình vẫn tiếp tục đi chơi cùng và làm theo tụi nó.

✢✢✢✢✢

Một bước ngoặt xảy đến vào năm mình 20 tuổi, sau một vài khóa học kỹ năng và nâng cao nhận thức về bản thân, mình không còn sống như vậy nữa. 

Mình bắt đầu rời bỏ tụi bạn trong nhóm để học và thuyết trình theo cách riêng mà mình cho là tốt nhất và phù hợp nhất với bản thân. Lúc bắt đầu, tụi nó ngỡ ngàng và còn níu kéo Thanh hiền lành dễ thương của ngày xưa, một thời gian sau, tụi nó tổn thương vì bị mình bỏ rơi, một thời gian sau nữa, tụi nó ghét mình luôn. Nhưng mình nhận lại được gì. Một bảng điểm chói lòa mà những học kì trước và sau đó mình không bao giờ có được. Một tiếng tăm vang dội vì những bài thuyết trình độc đáo, phong cách thuyết trình cuốn hút và các slides powerpoint đơn giản mà sáng tạo. Những bạn khác trong lớp bắt đầu ngưỡng mộ mình, thầy cô bắt đầu ấn tượng với mình. Quãng thời gian còn lại của thời sinh viên mình cứ thế tiến bộ trong sự thù địch của một số đối tượng. Tất nhiên mình vẫn lâu lâu cảm thấy tội lỗi với đám bạn cũ, nhưng mình đã quyết tâm không bao giờ quay lại lối sống cũ. Mình mặc kệ những chỉ trích và những tổn thương tuổi trẻ vớ vẩn của tụi nó. Đến bây giờ thì ai cũng vẫn sống vui sống khỏe, chẳng chết thằng nào.

Mình học cách từ chối giúp đỡ người khác. Vấn đề ở đây không phải là sự ích kỷ, lạnh lẽo không có tình người. Mình phải học cách phân biệt đâu là người thực sự cần giúp đỡ và đâu là con người ỷ lại. Với những người thực sự cần giúp đỡ và do họ không biết bắt đầu từ đâu, mình sẽ chỉ dẫn họ, chứ cũng không "cầm tay chỉ việc", với những người chỉ biết ỷ lại và lười động não, mình mặc kệ. Họ cứ chửi mình, họ cứ ghét mình, nhưng rồi đến cuối cùng họ cũng phải tự tìm cách làm và cũng làm được. Là do lười suy nghĩ, lười lao động, chứ có phải không có khả năng làm đâu mà nhờ với chẳng vả.

Có những người còn bám víu thời gian của người khác nữa cơ, thật đáng sợ. Họ cứ tìm tới mình, than vãn, kể lể, làm tốn thời gian và năng lượng của bản thân mình. Tại sao mình lại phải chịu trách nhiệm với cảm xúc của họ cơ chứ, mình nghĩ vậy. Họ lười biếng và suốt ngày lướt FB nhưng lại than rằng lương thấp, họ làm việc qua loa vớ vẩn nhưng lại chỉ trích sếp không thăng chức cho họ, họ mua sắm đi chơi tẹt ga rồi than vãn thiếu tiền. Với những người hay than, mình chỉ nghe 1, 2 lần và cố gắng đưa ra lời khuyên cho họ, đến lần thứ 3 trở về sau, mình chỉ seen và không buồn trả lời nữa. Họ chỉ trích mình là người lạnh lùng, bạn bè vô tâm, mình cũng chỉ biết lắc đầu cho qua. Một thời gian gặp lại, một là họ đã tự tìm được cách thay đổi bản thân để trở nên tốt hơn vì không tìm được ai để than nữa, hai là họ đã tìm được người khác để than và vẫn tiếp tục than thở như vậy. Nhưng mà mặc kệ chứ! Cuộc đời của mình thì tự chịu trách nhiệm, than với chẳng thở gì.

Với gia đình, mình cũng vậy. Từ khi trưởng thành, mình đã không còn xem ba mẹ như một cỗ máy kiếm tiền cho mình xài nữa, mình cũng không oán trách ba mẹ đã không cho mình được những thứ vật chất hấp dẫn mà mình thích. Mình hiểu được rằng, ba mẹ không thể cho mình tất cả những thứ tốt nhất, nhưng họ đã cho mình tất cả những thứ tốt nhất mà họ có thể. Mẹ gom được 8 triệu để đi du lịch, mình đòi đi học tiếng anh hết 8 triệu, mẹ cũng chấp nhận. Ba gom được 22 triệu, mình cần mua xe máy, ba chỉ mua được cho mình chiếc xe số Sirius nhưng đã là cho hết số tiền ba dành dụm được. 

Mình vui hay buồn, mình tự hào hay xấu hổ về bản thân, mình thành công hay thất bại, tất cả là do bản thân mình nỗ lực đến mức nào, chứ mình không còn bắt gia đình mình phải làm cho mình vui, phải khiến mình tự hào, không thể đổ lỗi mình thất bại là do gia đình không tạo điều kiện, bla bla. 

Mặt khác, mình sẽ lo cho gia đình trong khả năng của bản thân, mình vẫn là con người của trách nhiệm, nhưng mình không còn chịu trách nhiệm về niềm vui hạnh phúc của bất kỳ ai trong gia đình nữa. Mình đã lớn, mình được quyền xăm hình, mình được quyền để tóc ngắn và mặc đồ theo ý muốn. Ba mẹ không thể bắt mình phải đẹp nết na thùy mị để ba mẹ vui. Em mình thèm trà sữa, nếu mình có dư giả mình sẽ mua cho nó, nhưng nếu tháng đó mình kẹt thật thì mình sẽ không mua, mình dạy em mình không được bắt các anh chị phải có bổn phận cung phụng trà sữa hay những thứ em muốn, nó cũng có tiền mẹ cho, thèm thì có thể tự mua nếu không ai mua cho.

✢✢✢✢✢

Nếu bạn đang bắt người khác chịu trách nhiệm cho cảm xúc và sự thành bại của bạn, hãy nhìn lại những hậu quả tệ hại mà mình đã gặp phải và từ bỏ sớm nhất có thể.

Nếu bạn đang bị một (vài) người khác bắt chịu trách nhiệm cho cảm xúc và cuộc đời họ, hãy can đảm học cách từ chối và tránh xa càng xa càng tốt. Ban đầu thì họ sẽ ghét bạn, bạn thì cảm thấy tội lỗi. Nhưng như mình đã nói, họ sẽ tự tìm được cách giải quyết và vượt qua. Việc này về lâu dài sẽ tốt cho cả hai mà.

"Trách nhiệm", tưởng không dễ, mà dễ không tưởng.

Chủ Nhật, 3 tháng 5, 2020

Cứ gõ, cửa sẽ mở

Mình đã sống trên cuộc đời này với niềm tin sắt son rằng "cứ gõ, cửa sẽ mở", cứ hỏi, sẽ có câu trả lời. Trong suốt 3 năm qua kể từ khi tốt nghiệp Đại học, mình luôn trăn trở rất nhiều vấn đề mà mình không tìm được một ai có thể giải đáp. Có những vấn đề mình không ngần ngại hỏi thẳng những người từng trải để mong họ có thể giúp mình giải quyết (nhưng vẫn chưa tìm được câu trả lời thỏa đáng), có những vấn đề hết sức thầm kín mà bản thân mình thường cũng chẳng dám đối diện.

- Về mặt tài chính, mình có đang đi chậm hơn nhiều so với bạn bè, những người đồng trang lứa không?
- Tại sao mình chăm chỉ, thông minh, làm việc hiệu quả cao, nhiều kỹ năng tốt nhưng chỉ luôn lãnh mức lương ba cọc ba đồng?
- Khi nhìn vào cuộc sống của mọi người xung quanh, mình luôn có cảm giác mình - rất thiếu - thốn về mặt vật chất. Mình không có tiền để đổi một chiếc smartphone hợp thời hơn, không có tiền để mua một chiếc laptop mới với cấu hình mạnh hơn, không có tiền để mua được một chiếc xe tay ga mình thích, không có đủ tiền để thuê một căn hộ ở trung tâm thành phố để cuộc sống được thuận lợi hơn, thậm chí lương của mình còn không đủ để mỗi cuối tuần đi ăn ở quán sushi, buffet, BBQ như mình hay thấy các bạn bè post hình đều đặn lên FB của họ,.... Còn nhiều lắm, rất nhiều thứ mình cần và mình muốn có. Mình luôn cần rất nhiều thứ vật chất để phục vụ cho cuộc sống của mình, nhưng mình luôn trong trạng thái không dư giả để có thể sắm sửa cho bản thân những thứ như vậy.

Và, cho đến hôm nay, mình đã tìm được câu trả lời qua Vlog của Iammaitrang. Nội dung Vlog là "những thói quen cần bỏ để giàu có và thành công hơn". Qua đó, mình đã tìm được lời giải thích cho tình cảnh của mình và cách để vượt qua ^.^

#1: Bỏ thói sĩ diện.
- Mình không bắt buộc phải có điện thoại xịn, xe sang, không cần phải cố chạy theo những buổi tụ tập ăn chơi của mọi người trong khi điều kiện tài chính mình không cho phép, hoặc xa hơn, là mình không muốn tiêu tiền vào những thứ không giúp mình phát triển bản thân và không sinh lời.
- Và khi mình cảm thấy tự ti, xấu hổ với bản thân về việc không thể mua được những thứ vật chất mình khao khát, hãy tự nhắc nhở mình rằng: Giai đoạn này rồi sẽ qua. Điều cần làm là hãy tiếp tục chăm chỉ, kiên nhẫn, cầu tiến hơn nữa để nhanh chóng thoát khỏi tình trạng này. Với lại, thực ra, suy xét kỹ, thì dù mới 25 tuổi và xuất thân từ một gia đình không giàu có, nhưng những gì mình tự tay mua được vẫn là kha khá và mức sống của mình vẫn cao vl 😁 Lạc quan lên nào, nhưng đừng để lạc trôi.

#2: Bỏ thói quen tư duy ngắn hạn, tập tư duy dài hạn:
- Nếu kiếm tiền bằng cách bán thời gian, bán sức khỏe, bán năng lượng mà không dành thời gian đầu tư cho bản thân và nâng cao năng lực => thời gian sẽ hết, sức khỏe sẽ cạn, làm chậm rề mất nhiều thời gian mà số tiền kiếm được sẽ giảm đi.
- Nếu dành thời gian đầu tư cho bản thân và nâng cao năng lực => thời gian làm việc ít hơn nhưng kiếm được nhiều tiền hơn.
⇢ Khi còn trẻ, đừng ham kiếm tiền nhiều, đừng ham giàu nhanh, hãy ham học hỏi và đầu tư thật nhiều vào bản thân.

Thế thì, mình chưa thể kiếm được thật nhiều tiền như người ta nhưng mình vẫn dành thời gian để học hỏi và rèn luyện mỗi ngày thì không có gì đáng xấu hổ cả. Đúng là mình vẫn hướng tới tương lai lâu dài. Mình chỉ dành thời gian vừa đủ cho công việc tại cty vì mình còn phải lo rèn luyện sức khỏe và đảm bảo bữa cơm giấc ngủ, mình không lao vào tăng ca hay làm việc quá cật lực chỉ để tăng một ít kpi để được sếp chú ý. Khi mình đạt đến trình độ xuất sắc, mình sẽ không bán sức lao động của mình như thế, mình hướng tới công việc sinh được nhiều giá trị, hiệu suất cao, chứ không phải công việc chỉ dùng thời gian và sức lực đơn thuần, đặc biệt là không không không thông qua con đường nịnh bợ hoặc phải đánh mất bản sắc cá nhân.

#3: Bỏ thói quen quan tâm Giá cả hơn Giá trị.
- Thói quen Quan tâm giá cả của hàng hóa/dịch vụ hơn là giá trị mà hàng hóa/dịch vụ đó đem lại.
May là thói này mình đã bỏ từ lâu rồi. Nhờ vậy mà mình đã bỏ ra mớ tiền để tham gia các khóa học kỹ năng, từ thời sinh viên nghèo khó mà đã dám bỏ hẳn tiền triệu để làm sinh trắc vân tay. Dám lấy nửa số tiền tiết kiệm ít ỏi để tập kinh doanh. Mình chưa bao giờ nuối tiếc những số tiền đó cả. Gần đây nhất là mình đã chấp nhận bỏ ra khoản tiền lớn để mua một cây guitar tốt hơn cây cũ, dù hơi tiếc tiền và phải chật vật trả nợ mãi mới xong nhưng nhờ đó mình đã ngày càng yêu thích việc cầm đàn hơn và rõ ràng mình đã tiến bộ rất nhiều. Có những khoản tiền bỏ ra thật sự xứng đáng, khi nhìn vào giá trị mà mình nhận được chứ không so đo quá nhiều về giá cả.

- Thói quen Quan tâm giá tiền được nhận khi làm một việc gì đó hơn là giá trị mà mình có thể cống hiến cho người trả tiền cho mình.
Đây là trăn trở bự chà bá của mình. Mình khá bức bối với việc đang phải chịu đựng một mức lương khá thấp so với mong đợi tại công ty này. Nhưng Mai Trang đã khuyên mình phải biết đặt câu hỏi:
  • Mình có thể đóng góp được gì cho công ty? 
  • Ngoài lương ra, công ty còn có những gì hay mà mình có thể học được và sẵn sàng cống hiến để học được điều đó?.
Ok, và mình hiểu ra, lương là quan trọng nhưng không phải là tất cả. 
⇢ Công ty nào, công việc nào cũng đều có rất nhiều thứ để mình có thể đóng góp, học hỏi, tích lũy kinh nghiệm. Mọi thứ luôn phụ thuộc vào tư duy đa chiều của chính mình.
⇢ Mình sẽ ngừng đòi hỏi hoặc than phiền về lương cho đến khi tự mình có thể tìm ra được giá trị to lớn mình có thể đóng góp cho công ty (tức là mình phải hoàn toàn xứng đáng với mức lương mình đòi hỏi) (một ý tưởng đột phá, một cải cách táo bạo, một sự hy sinh lớn lao,...)

#4: Bỏ suy nghĩ "Mình còn nhiều thời gian"
Lối suy nghĩ này khiến mình đánh đổi sức khỏe và trì hoãn. Tất nhiên, đời quá ngắn, mình đã xăm hẳn cả câu đó lên cổ tay vậy mà sao mình vẫn cứ quên nhỉ. Life is short! 
Nếu mỗi ngày bạn nỗ lực hơn 1%, sau 1 năm, bạn sẽ tốt hơn giờ này ngày hôm nay 37.8 lần; ngược lại, nếu bạn chỉ cần lơi là 1% mỗi ngày, 1 năm sau, bạn đã yếu kém hơn so với ngày hôm nay 33.3 lần.