Chủ Nhật, 3 tháng 5, 2020

Cứ gõ, cửa sẽ mở

Mình đã sống trên cuộc đời này với niềm tin sắt son rằng "cứ gõ, cửa sẽ mở", cứ hỏi, sẽ có câu trả lời. Trong suốt 3 năm qua kể từ khi tốt nghiệp Đại học, mình luôn trăn trở rất nhiều vấn đề mà mình không tìm được một ai có thể giải đáp. Có những vấn đề mình không ngần ngại hỏi thẳng những người từng trải để mong họ có thể giúp mình giải quyết (nhưng vẫn chưa tìm được câu trả lời thỏa đáng), có những vấn đề hết sức thầm kín mà bản thân mình thường cũng chẳng dám đối diện.

- Về mặt tài chính, mình có đang đi chậm hơn nhiều so với bạn bè, những người đồng trang lứa không?
- Tại sao mình chăm chỉ, thông minh, làm việc hiệu quả cao, nhiều kỹ năng tốt nhưng chỉ luôn lãnh mức lương ba cọc ba đồng?
- Khi nhìn vào cuộc sống của mọi người xung quanh, mình luôn có cảm giác mình - rất thiếu - thốn về mặt vật chất. Mình không có tiền để đổi một chiếc smartphone hợp thời hơn, không có tiền để mua một chiếc laptop mới với cấu hình mạnh hơn, không có tiền để mua được một chiếc xe tay ga mình thích, không có đủ tiền để thuê một căn hộ ở trung tâm thành phố để cuộc sống được thuận lợi hơn, thậm chí lương của mình còn không đủ để mỗi cuối tuần đi ăn ở quán sushi, buffet, BBQ như mình hay thấy các bạn bè post hình đều đặn lên FB của họ,.... Còn nhiều lắm, rất nhiều thứ mình cần và mình muốn có. Mình luôn cần rất nhiều thứ vật chất để phục vụ cho cuộc sống của mình, nhưng mình luôn trong trạng thái không dư giả để có thể sắm sửa cho bản thân những thứ như vậy.

Và, cho đến hôm nay, mình đã tìm được câu trả lời qua Vlog của Iammaitrang. Nội dung Vlog là "những thói quen cần bỏ để giàu có và thành công hơn". Qua đó, mình đã tìm được lời giải thích cho tình cảnh của mình và cách để vượt qua ^.^

#1: Bỏ thói sĩ diện.
- Mình không bắt buộc phải có điện thoại xịn, xe sang, không cần phải cố chạy theo những buổi tụ tập ăn chơi của mọi người trong khi điều kiện tài chính mình không cho phép, hoặc xa hơn, là mình không muốn tiêu tiền vào những thứ không giúp mình phát triển bản thân và không sinh lời.
- Và khi mình cảm thấy tự ti, xấu hổ với bản thân về việc không thể mua được những thứ vật chất mình khao khát, hãy tự nhắc nhở mình rằng: Giai đoạn này rồi sẽ qua. Điều cần làm là hãy tiếp tục chăm chỉ, kiên nhẫn, cầu tiến hơn nữa để nhanh chóng thoát khỏi tình trạng này. Với lại, thực ra, suy xét kỹ, thì dù mới 25 tuổi và xuất thân từ một gia đình không giàu có, nhưng những gì mình tự tay mua được vẫn là kha khá và mức sống của mình vẫn cao vl 😁 Lạc quan lên nào, nhưng đừng để lạc trôi.

#2: Bỏ thói quen tư duy ngắn hạn, tập tư duy dài hạn:
- Nếu kiếm tiền bằng cách bán thời gian, bán sức khỏe, bán năng lượng mà không dành thời gian đầu tư cho bản thân và nâng cao năng lực => thời gian sẽ hết, sức khỏe sẽ cạn, làm chậm rề mất nhiều thời gian mà số tiền kiếm được sẽ giảm đi.
- Nếu dành thời gian đầu tư cho bản thân và nâng cao năng lực => thời gian làm việc ít hơn nhưng kiếm được nhiều tiền hơn.
⇢ Khi còn trẻ, đừng ham kiếm tiền nhiều, đừng ham giàu nhanh, hãy ham học hỏi và đầu tư thật nhiều vào bản thân.

Thế thì, mình chưa thể kiếm được thật nhiều tiền như người ta nhưng mình vẫn dành thời gian để học hỏi và rèn luyện mỗi ngày thì không có gì đáng xấu hổ cả. Đúng là mình vẫn hướng tới tương lai lâu dài. Mình chỉ dành thời gian vừa đủ cho công việc tại cty vì mình còn phải lo rèn luyện sức khỏe và đảm bảo bữa cơm giấc ngủ, mình không lao vào tăng ca hay làm việc quá cật lực chỉ để tăng một ít kpi để được sếp chú ý. Khi mình đạt đến trình độ xuất sắc, mình sẽ không bán sức lao động của mình như thế, mình hướng tới công việc sinh được nhiều giá trị, hiệu suất cao, chứ không phải công việc chỉ dùng thời gian và sức lực đơn thuần, đặc biệt là không không không thông qua con đường nịnh bợ hoặc phải đánh mất bản sắc cá nhân.

#3: Bỏ thói quen quan tâm Giá cả hơn Giá trị.
- Thói quen Quan tâm giá cả của hàng hóa/dịch vụ hơn là giá trị mà hàng hóa/dịch vụ đó đem lại.
May là thói này mình đã bỏ từ lâu rồi. Nhờ vậy mà mình đã bỏ ra mớ tiền để tham gia các khóa học kỹ năng, từ thời sinh viên nghèo khó mà đã dám bỏ hẳn tiền triệu để làm sinh trắc vân tay. Dám lấy nửa số tiền tiết kiệm ít ỏi để tập kinh doanh. Mình chưa bao giờ nuối tiếc những số tiền đó cả. Gần đây nhất là mình đã chấp nhận bỏ ra khoản tiền lớn để mua một cây guitar tốt hơn cây cũ, dù hơi tiếc tiền và phải chật vật trả nợ mãi mới xong nhưng nhờ đó mình đã ngày càng yêu thích việc cầm đàn hơn và rõ ràng mình đã tiến bộ rất nhiều. Có những khoản tiền bỏ ra thật sự xứng đáng, khi nhìn vào giá trị mà mình nhận được chứ không so đo quá nhiều về giá cả.

- Thói quen Quan tâm giá tiền được nhận khi làm một việc gì đó hơn là giá trị mà mình có thể cống hiến cho người trả tiền cho mình.
Đây là trăn trở bự chà bá của mình. Mình khá bức bối với việc đang phải chịu đựng một mức lương khá thấp so với mong đợi tại công ty này. Nhưng Mai Trang đã khuyên mình phải biết đặt câu hỏi:
  • Mình có thể đóng góp được gì cho công ty? 
  • Ngoài lương ra, công ty còn có những gì hay mà mình có thể học được và sẵn sàng cống hiến để học được điều đó?.
Ok, và mình hiểu ra, lương là quan trọng nhưng không phải là tất cả. 
⇢ Công ty nào, công việc nào cũng đều có rất nhiều thứ để mình có thể đóng góp, học hỏi, tích lũy kinh nghiệm. Mọi thứ luôn phụ thuộc vào tư duy đa chiều của chính mình.
⇢ Mình sẽ ngừng đòi hỏi hoặc than phiền về lương cho đến khi tự mình có thể tìm ra được giá trị to lớn mình có thể đóng góp cho công ty (tức là mình phải hoàn toàn xứng đáng với mức lương mình đòi hỏi) (một ý tưởng đột phá, một cải cách táo bạo, một sự hy sinh lớn lao,...)

#4: Bỏ suy nghĩ "Mình còn nhiều thời gian"
Lối suy nghĩ này khiến mình đánh đổi sức khỏe và trì hoãn. Tất nhiên, đời quá ngắn, mình đã xăm hẳn cả câu đó lên cổ tay vậy mà sao mình vẫn cứ quên nhỉ. Life is short! 
Nếu mỗi ngày bạn nỗ lực hơn 1%, sau 1 năm, bạn sẽ tốt hơn giờ này ngày hôm nay 37.8 lần; ngược lại, nếu bạn chỉ cần lơi là 1% mỗi ngày, 1 năm sau, bạn đã yếu kém hơn so với ngày hôm nay 33.3 lần.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét