Nếu bạn đang đau đầu về tình trạng tài chính tồi tệ của bản thân, đang ngập trong nợ nần hoặc cho dù lãnh lương hàng tháng và không phải nuôi cha mẹ già hay em nhỏ nhưng vẫn không thể nào có được một khoản tiền tiết kiệm, đây là cuốn sách dành cho bạn.
Nếu bạn quan tâm đến cuộc sống tự do tài chính khi về hưu, bạn nên đọc cuốn sách này.
Nếu bạn có một khoản tiền nhàn rỗi nhưng chán lãi suất gửi tiết kiệm ở ngân hàng quá thấp còn tham gia thị trường cổ phiếu thì quá rủi ro và bạn không biết dùng số tiền đó vào đâu, bạn cũng nên đọc cuốn sách này.
Thông qua những tình huống éo le của các nhân vật, tác giả khiến những người đọc chúng ta cảm thấy cực kỳ căng thẳng, sợ hãi, từ đó nhìn nhận lại chính thói quen tiêu xài và tình hình tài chính thảm hại của bản thân, để có thể nghiêm túc thay đổi và khiến cho những mục tiêu tài chính không còn quá xa vời. Đọc cuốn sách này thật sự đã giúp mình thay đổi tư duy về tiền bạc. Những thông tin và kiến thức trong cuốn sách này không hề cao siêu hay vĩ mô gì cả, nó là những thứ rất đơn giản, dễ hiểu, gần gũi.
Chương 1 - Khoảng cách giữa mơ ước và hiện thực
Ai cũng có ước mơ giàu sang, có cuộc sống an nhàn khi về già, thế nhưng thực tế dường như thật thảm hại. Nhiều người ngập trong nợ nần, nợ thẻ tín dụng, các khoản trả góp, mỗi ngày đều quay quắt vì tiền.
Chi tiêu không tính toán, bạn chỉ hết phiền muộn tạm thời.
Những người thành công về mặt tài chính mỗi khi đối mặt với thất bại trong quản lý tài chính, họ sẽ vắt kiệt chất xám để tìm ra một giải pháp, sau khi giải quyết xong vấn đề thì họ càng thành công hơn. Còn người khó khăn không bao giờ giải quyết triệt để vấn đề tài chính của mình, nên cuối cùng họ không những gặp phải vấn đề kinh tế mà ngay cả hạnh phúc của những người trong gia đình họ cũng bị ảnh hưởng.
Những suy nghĩ kiểu như trên, bạn có thấy quen không? Có thể đó cũng là suy nghĩ của bạn. Nhưng rất tiếc, đó lại là những suy nghĩ bị tác giả phản đối trong cuốn sách này."Sống phải cho ra sống chứ. Cha mẹ chúng ta sống khổ cả đời, ăn không dám ăn, mặc không dám mặc, tuy chúng ta không có nhiều tiền, nhưng một chút tiền mua một chiếc xe tốt, đến kỳ nghỉ có thể đưa cả nhà đi biển, cũng đáng lắm chứ. Cậu có biết con người hay phạm phải sai lầm gì không? Chỉ nghĩ đến tương lai nhưng lại bỏ qua niềm vui trước mắt"
"Ngày nào đến công ty cũng bận tối mắt tối mũi, sao còn nghĩ đến cuộc sống sau khi về hưu nữa? Sống qua được một ngày đã là may rồi, thực ra với đồng lương của chúng ta thì bao giờ mới tiết kiệm đủ tiền dưỡng già? Tôi thấy không cần phải suy nghĩ nhiều làm gì, cứ sống vậy thôi, số trời đã định rồi"
"Năm nào cũng được tăng lương, vậy mà tiền vẫn không đủ tiêu, vấn đề nằm ở đâu đây?" - Đây là câu hỏi của nhân vật chính trong sách, và có lẽ cũng là câu mà chúng ta tự hỏi bản thân rất nhiều. Và nếu bạn thật lòng mong muốn tìm được câu trả lời cũng như giải pháp để giải quyết vấn đề đó, hãy tiếp tục đọc.
Chương 2 - Thỉnh giáo chuyên gia quản lý tài chính, giải mã bí quyết làm giàu
Biết cách kiểm soát tiền bạc nghĩa là không được để tiền bạc chi phối cuộc sống của mình. Càng thiếu tiền thì vị thế của tiền càng cao. Ranh giới giữa thành công và thất bại trong tài chính quyết định bởi quan niệm về tiền bạc.
Tiền chạy đâu hết rồi?
Hãy vứt bỏ vẻ hào nhoáng bên ngoài, đoạn tuyệt hẳn với những thứ nằm ngoài phạm vi chi trả của mình.
Có rất nhiều người có định kiến với đồng tiền, nhắc đến "tiền" là trong đầu chỉ có những ấn tượng xấu, thấy khó chịu. Khi trong cuộc sống xảy ra vấn đề kinh tế, cũng chỉ biết ứng phó một cách thụ động, trốn tránh, cả đời không thoát ra được lối mòn, cuối cùng tiền trở thành ông chủ, còn con người lại trở thành nô lệ cho nó.
Khi chúng ta làm chủ đồng tiền, có thể thực hiện mơ ước của mình, sống hạnh phúc; nhưng khi tiền làm chủ, chúng ta buộc lòng phải vứt bỏ mọi hy vọng và mơ ước, mục đích của công việc chỉ là kiếm tiền, cuộc sống chỉ xoay quanh đồng tiền, bản thân không còn kỳ vọng vào thu nhập trong tương lai, đành phải tuân theo sự an bài của số phận, sống một cuộc sống thụ động ➡ tự giới hạn cho tiềm lực kinh tế của mình, chỉ hài lòng với hiện tại.
Nếu chấp nhận số phận nghèo khổ, nếu cứ cho rằng đó là số trời thì sau này rất khó thay đổi. Những người cho rằng nghèo khổ là số trời, không đấu tranh với nó luôn cảm thấy xuất thân nghèo khó là một điều đáng xấu hổ, nhưng lâu rồi họ cũng quen với suy nghĩ đó, học cách thích ứng với cuộc sống nghèo khổ. Khi xảy ra vấn đề, họ cho rằng đó là do hoàn cảnh, và không chịu cố gắng nữa.
Chúng ta không thể thích ứng với nghèo khó mà phải tránh xa nó.
Giào hay nghèo - bạn hãy tự quyết định
Bạn phải thừa nhận những vấn đề bạn đang gặp phải là do chính bản thân mình gây ra, những tài sản bạn có được hiện nay đều được giới hạn trong phạm vi mà bạn đặt ra.
Nếu không dám nhìn thẳng vào vấn đề tài chính của bản thân, thì tình hình có thể sẽ xấu đến mức không thể cứu vãn được.
Đừng đổ lỗi, đừng ngụy biện: "Nếu tôi có nhiều tiền hơn thì chắc tôi sẽ nhìn nhận về nó tích cực hơn"
Có trách nhiệm với tiền bạc - Bước đầu tiên trên con đường tự do về tài chính
Bạn có quyết tâm thoát khỏi sự khống chế của đồng tiền hay không, sau đó chế ngự được nó, chỉ những người có quyết tâm đó mới trở thành chủ nhân của đồng tiền.
Muốn độc lập về tài chính, bước đầu tiên, hãy viết ra giấy: "Lý do cần có tiền, có nghĩa là mong muốn có tiền để làm gì", hãy viết lý do phải kiếm ra tiền, sau đó bạn sẽ biết chính xác mình phải làm gì, muốn có cái gì, muốn trở thành người như thế nào. Đó sẽ là động lực để phấn đấu.
Nếu muốn có một cuộc sống không phải băn khoăn về tiền nong, điều quan trọng nhất là phải có trách nhiệm với tiền, phải xác định rõ "Mình có bao nhiêu tài sản, kiếm tiền bằng cách nào, tiền tiêu vào việc gì, đầu tư vào đâu", sau đó lên kế hoạch và thực hiện, đây chính là bước đầu tiên trên con đường tự do về tài chính.
Rất nhiều người trẻ luôn sắm sửa cho bản thân tinh tươm, họ biết trong tủ có bao nhiêu bộ quần áo và thiếu bao nhiêu bộ, nhưng lại không biết mình có bao nhiêu tài sản, sau này sẽ cần bao nhiêu tiền. Nếu bạn coi nhẹ việc quản lý tài sản thì hãy thay đổi suy nghĩ đó ngay đi, phải nắm chặt tiền trong tay mình, đó là việc không thể bỏ qua.
Mua nhà không tính toán kỹ - Lãng phí tiền bạc, đầu tư không có lãi
Nếu bạn đang mua nhà trả góp, không nên liệt kê căn nhà mình đang ở vào danh sách tài sản, không thể coi đó là công cụ kiếm tiền và mong nó sẽ mang đến nhiều tiền hơn cho bạn, căn nhà vẫn đang sinh nợ mỗi ngày.
Nếu số tiền mua nhà vượt quá khả năng kinh tế, thì cái giá phải trả là lãi suất ngân hàng cao ngất, tiền thuế, chi phí bảo dưỡng. Nhìn bề ngoài thì có vẻ như mua nhà là một cách đầu tư, nhưng phân tích kỹ thì dự án đầu tư đó rất xa xỉ.
Sau khi mua được một căn nhà, người ta thường không còn tiền rảnh rỗi, không thể đầu tư vào các lĩnh vực khác được, ngày nào cũng làm việc vất vả chỉ để trả nợ tiền nhà.
Nguồn gốc của nợ nần và âu lo
Ưu lo, phiền muộn của phần lớn chúng ta là do các khoản nợ gây ra. Chính vì thứ gì cũng muốn có, nên càng ngày càng nợ nhiều hơn.
Chương 3: Làm thế nào để nhận thức rõ hiện thực và từng bước vượt qua trở ngại
Muốn được tự do về mặt tài chính trước hết phải giải quyết hết các khoản nợ. Các khoản nợ ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng cuộc sống của bạn. Đừng tiêu xài hoang phí để rồi mắc nợ.
Hình thức trả góp không lý tưởng như bạn nghĩ
Dùng thẻ tín dụng để chi tiêu vượt quá khả năng của mình vô cùng nguy hiểm, bởi vì tiền không qua tay mình, nên rất khó khống chế mong muốn mua sắm của bản thân. Mua hàng bằng thẻ tín dụng là một hình thức vay nợ. Hình thức trả góp định kì không lãi suất nghe có vẻ như ta được lợi, nhưng nó lại cổ vũ cho việc mua sắm vượt khả năng, cuối cùng cuộc sống của chúng ta đều đã bị mang ra thế chấp hết.
Chúng ta phải hết sức cảnh giác với quan niệm chi tiêu ngoài khả năng này, vì số tiền chúng ta tiêu trong một giờ lớn hơn rất nhiều lần số tiền chúng ta kiếm ra.
Nợ nần là kẻ thù lớn nhất của cuộc sống
Bạn phải tìm hiểu tình hình nợ của mình, sau đó trả từng khoản một. Cái gốc của quản lý chi tiêu là ở "Thanh toán các khoản nợ trong thời gian ngắn nhất và không làm nảy sinh nợ mới"
Nếu muốn thành công trong quản lý chi tiêu, vũ khí mạnh nhất của chúng ta là tiền lương.
Vay nợ mua nhà: Nguyên tắc 30%
Người Hàn Quốc rất thích nhà ở và bất động sản. Quan niệm về nhà đất của người dân HQ đã tạo ra cơn sốt BĐS kéo dài suốt hơn 30 năm, có một căn nhà riêng là mục tiêu lớn nhất trong cuộc đời một người HQ, vì vậy họ sẽ dốc hết thu nhập của mình vào đó, nhưng nhiều khi để trả nợ, họ lại không thể đầu tư vào các lĩnh vực khác.
Nếu hoàn cảnh bắt buộc, bạn không còn cách nào khác phải vay nợ thế chấp để mua nhà, thì cả vốn lẫn lãi phải trả mỗi tháng không được vượt quá 30% thu nhập mỗi tháng. Vay nợ vượt quá khả năng chi trả là điều nguy hiểm nhất.
Huyễn hoặc: Vay nợ mua nhà là một cách đầu tư khá tốt, vì có thể dùng chính ngôi nhà đó làm vật thế chấp, lãi suất cũng tương đối thấp.
⋆ Ý kiến của chuyên gia: Khoản vay mua nhà vượt quá khả năng chi trả sẽ làm cho tình hình tài chính của bạn trở nên bất ổn, cách làm chính xác là số tiền phải trả cả vốn lẫn lãi không được vượt quá 30% thu nhập của bạn.
Huyễn hoặc: Mua xe trả góp/thuê là một biện pháp tài chính giúp mọi người được xe xịn với giá cả thấp nhất.
⋆ Ý kiến của chuyên gia: Khi suy tính mua xe, những người giàu có thường chọn xe tương đương với tình hình tài chính của mình, và sử dụng trong thời gian dài, đây chính là bí quyết thành công của họ.
Thanh toán tín dụng theo giai đoạn: Một cái bẫy
Những lần mua sắm như vậy tích lũy lại sẽ thành một món nợ lớn, đè nặng lên vai bạn, một khi có nợ thẻ tín dụng chúng ta sẽ mất tự tin đối với đồng tiền, có cuộc sống không có kế hoạch, cuối cùng phải kiếm tiền bạt mạng để trả những khoản nợ và lãi đó, mơ ước thì ngày một xa dần.
Nếu chúng ta vay tiền để mua xe và đồ hiệu nhằm thỏa mãn ý thích của mình thì sau một thời gian, giá trị của xe và hàng hiệu sẽ mất đi, chỉ còn lại một khoản nợ, nó sẽ gặm nhấm dần tương lai của chúng ta.
Huyễn hoặc: Hình thức trả góp miễn lãi suất 3 tháng có lợi hơn dùng tiền mặt mua trực tiếp. Bởi lẽ tiề mặt có được có thể tạo ra nhiều lãi suất hơn.
⋆ Ý kiến của chuyên gia: Quan niệm này sẽ khiến bạn rơi vào cái bẫy tiêu dùng. Phần lớn những người sử dụng hình thức này do đều không thể trả hết nợ trong thời gian quy định nên để trả khoản nợ này sẽ lấy chỗ nọ đập chỗ kia, cuối cùng lại gánh thêm các khoản nợ khác.
Hiệu ứng đòn bẩy của nợ nần: Rủi ro lớn hơn nhiều lợi ích
Nhiều người có thói quen vay ngân hàng để đầu tư cổ phiếu. Nhưng nguyên tắc cơ bản nhất trong đầu tư cổ phiếu là phải sử dụng tiền nhàn rỗi, chứ không phải vay tiền để chơi.
Huyễn hoặc: Lợi dụng hiệu ứng đòn bẩy nợ nần có thể giành được lợi nhuận cao trong thời gian ngắn.
⋆ Ý kiến của chuyên gia: Mức độ nguy hiểm của khoản nợ lớn hơn nhiều so với lợi ích có được trong hiệu ứng đòn bẩy nợ nần. Hãy vứt bỏ ý nghĩ "dùng tiền của người khác để kiếm tiền" đi, xin hãy ghi nhớ nguyên tắc đầu tư bắt buộc phải sử dụng tiền nhàn rỗi.
Xây dựng dự toán chi tiêu - Bước đầu tiên để trở thành người giàu có
Cần phải có sự chuẩn bị kỹ lưỡng, xây dựng một dự toán chi tiêu theo tháng. Lập dự toán cho những khoản chi tiêu cần thiết. Một dự toán tốt sẽ nhắc nhở chúng ta chi tiêu một cách hợp lý, xóa bỏ những ý tưởng chi tiêu tùy hứng, sử dụng đúng mục đích số tiền có hạn, không cho phép thực hiện những khoản chi ngoài dự toán.
"Lập và làm theo dự toán có khiến ta trở thành nô lệ cho đồng tiền không? Cuộc sống bị bó buộc trong một cái khung như vậy, không cho phép bản thân được hưởng thụ niềm vui nào, cuộc sống như vậy có khác biệt gì so với cuộc sống nô lệ?"
⇒ Hành động theo những quy tắc mà bản thân mình đưa ra không thể gọi là cuộc sống nô lệ, ngược lại đó là một cuộc sống tự do thực sự. Thông qua việc lập dự toán chi tiêu theo tháng, mỗi một khoản chi đều được quy định bởi một khoản cụ thể, điều này giống với việc đánh số cho các khoản tiền, để chúng phải phục tùng theo mệnh lệnh của bạn, như vậy tiền sẽ hoàn toàn nghe sự điều khiển của bạn mà không chạy lung tung. Chỉ có kiểm soát được tiền, bạn mới có thể làm chủ cuộc sống của mình.
Để lập dự toán, bạn có thể dùng quyển sổ chi tiêu hoặc Excel lập ra các khoản chi tương đương với mức thu nhập của bạn, sau đó thực hiện nghiêm chỉnh theo các mục tiêu đã đề ra.
Để trở thành người có tiền, bắt buộc phải tuân theo nguyên tác "chi ít hơn thu", không được có nợ nần, sau khi lập xong dự toán, cho dù phải thắt lưng buộc bụng cũng không được lạm chi, dùng số tiền dôi ra của mỗi tháng để tiết kiệm hoặc đầu tư chính là một cách làm giàu. Không quyết đoán trong những hành động cụ thể sẽ không thể có bất kỳ hiệu quả nào.
Bước thứ hai: Nguyên tắc trả nợ 70:30
Mỗi tháng, sau khi trừ ra hết các khoản chi tiêu bắt buộc, bạn sẽ còn dư lại một ít. Hãy dành 70% số tiền dư ra đó để trả nợ, 30% để tiết kiệm. Ví dụ 1 tháng thu nhập bạn là 10 triệu, các khoản tiền thuê nhà + ăn uống + điện nước + mua sắm là 7 triệu ⇾ bạn còn dư 3 triệu. Trong 3 triệu này, bạn sẽ dành 70% (tương đương 2,1 triệu) để trả nợ, còn 30% (900 ngàn) để tiết kiệm.
"Tại sao không dùng luôn 3 triệu để trả nợ, như vậy có phải hết nợ nhanh hơn không?"
Khi khoản chi bị kiểm soát nghiêm ngặt, số tiền dôi ra hàng tháng cũng được dành để trả nợ hết, nghĩa là một tháng bạn sẽ không có một đồng nào cả, nếu mấy tháng liền đều như vậy, chắc chắn bạn sẽ cảm thấy vô cùng mệt mỏi, số tiền kiếm được lập tức được dùng để trả nợ, lúc đó chắc chắn bạn sẽ đặt câu hỏi "Mình sống vì điều gì", từ đó dần mất đi hứng thú trong công việc hàng ngày.
"Mỗi tháng chỉ dành khoảng 30% khoản tiền dôi ra để tiết kiệm liệu có thể giải quyết được vấn đề gì không?"
70% dùng cho việc trả nợ sẽ khiến cho khoản nợ ngày càng ít đi, 30% dùng cho việc tiết kiệm sẽ làm cho số tiền gốc ngày càng tăng lên, cứ như vậy, vòng tuần hoàn xấu gây ra bởi nợ nần sẽ bị chặt đứt, tình hình tài chính sẽ dần đi vào quỹ đạo.
- Lương hưu.
- Để ra 15% thu nhập mỗi tháng làm tài sản dưỡng già.
"Lãi suất tiền gửi giảm từ 12% xuống còn 8%, cổ phiếu thì lại rủi ro cao, tiết kiệm ngân hàng tuy có thể bảo đảm an toàn cho vốn đầu tư nhưng lợi nhuận lại quá thấp, tôi không biết phải dùng cách nào để đầu tư"
- Giả dụ với khoản tiền 3.000.000 thứ nhất, do đầu tư vào cổ phiếu thất bại nên bị mất số vốn này.
- Khoản tiền 3.000.000 thứ hai chỉ thu được lãi suất năm là 1%
- Còn khoản tiền 4.000.000 cuối cùng sẽ đầu tư vào hạng mục có lãi suất năm là 12%, vậy sau 30 năm bạn sẽ có 119.839.688.
"Nhưng nếu lúc đó lại phải gánh chịu ảnh hưởng giống như khủng hoàn tài chính châu Á, thì phải làm thế nào?"
"Vậy thì khi thị trường cổ phiếu rớt giá, thậm chí là chạm đáy, chúng ta dốc hết tiền vào đó chẳng phải là sẽ thu được lợi nhuận cao hay sao?"
Xem video trên Youtube: https://youtu.be/keS-8yfbRA0
Mua sách: https://shope.ee/7pMz0b2UGf
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét