Chủ Nhật, 25 tháng 4, 2021

Một công ty "Không chấm công" và "Làm việc vào thứ 7"

Ở công ty mình, vào mỗi thứ 7 cuối cùng của tháng sẽ có một buổi Open Talk - một dạng tọa đàm để ban quản lý có thể chia sẻ những kế hoạch, vấn đề, câu chuyện liên quan đến công ty - một cách cởi mở, thẳng thắn, thân mật. Và chủ đề của Open Talk vừa diễn ra vào ngày 24/04 là "Văn hóa công ty"

Hai trong số các văn hóa của Loship được đề cập tới trong Open Talk tháng này là văn hóa "làm việc vào thứ 7""không chấm công". Một cái nghe không được thoải mái cho lắm, một cái nghe cool ha.

Tại sao lại làm việc vào thứ 7? 

Loship là một startup, một công ty non trẻ và sinh sau đẻ muộn so với các công ty khác cùng lĩnh vực. Nếu đã đi sau mà còn đi chậm, chắc chắn không bao giờ bắt kịp được đối thủ, huống chi là vượt lên và dẫn đầu. Làm việc cho startup, bạn phải xác định rõ ngay từ đầu, rằng bạn phải cực kỳ, cực kỳ chăm chỉ, nỗ lực gấp trăm ngàn lần so với người khác. 

Mình chưa bao giờ coi việc phải đi làm vào thứ 7 là một gánh nặng, và đương nhiên mình sẵn sàng làm việc ngoài giờ mà không nhận lương. Một số bạn bảo mình khùng, ngu, dại, nhưng mỗi người một quan điểm, một mục tiêu riêng. Mình có lý do của mình, có mục đích của mình. Không có thành công nào mà không phải đánh đổi bằng mồ hôi, nước mắt.

Tại sao lại không chấm công? 

Ở Loship, không có máy bấm vân tay (hay là có mà do không cần nên mình không bao giờ tìm xem nó ở đâu 😆), không có bảng chấm công, không có check-in bằng wifi, không có bảng phân ca,... không, không, không và không tồn tại những thứ như vậy. Thay vì nơm nớp lo sợ và ám ảnh về cái máy chấm công, người Loship được thoải mái và tự do về giờ giấc, điều này giúp bản thân mình thấy nhẹ nhõm hẳn. Đúng là khi không phải cuống cuồng và sợ hãi vì đi trễ, đầu óc mình rất thoáng và có thể dành nơ-ron cho việc nghĩ ra ý tưởng mới, làm sao để chăm sóc khách hàng tốt hơn, làm gì để team có hiệu suất cao hơn, làm thế nào giải quyết vấn đề triệt để hơn, how to giao tiếp hiệu quả hơn với các team khác,...

Việc để cho nhân viên không bị gò bó về thời gian làm việc có nghĩa là chấp nhận rủi ro có thể bị lãng phí nguồn lực và chi phí, nhưng lại là một cách không thể hoàn hảo hơn để cấp trên thấy rõ sự khác biệt giữa nhân viên mẫn cán, chủ động, tự giác, nhiệt tình, với nhân viên không có những phẩm chất trên.

Open Talk hồi tháng 3, mình được HR mời làm MC, nhưng vì đường đột quá và ngại quá mình đã từ chối đây đẩy, chắc là từ đó về sau người ta không mời nữa đâu 😂

Hông mời làm MC thì thôi, nhưng mà hy vọng làm được cỡ 1 năm cũng được mời làm Guest =)) Cơ bản là mình thích trò chuyện và chia sẻ lắm à nha 😎

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét