Thứ Sáu, 31 tháng 1, 2020

[Review sách] "Thế giới trong mắt Humphrey" (Betty G. Bimey)

Ảnh: TGM Books


Đây là quyển sách dễ thương nhất mà mình từng đọc.


Tuy nhiên, ngày đầu tiên thấy cuốn sách "Thế giới trong mắt Humphrey" này, mình hơi khó chịu và nghĩ: "Không bao giờ mình lại đi đọc ba cái cuốn sách vớ vẩn này".

Nhưng rồi, lần lượt những UBrander uy tín đều đưa ra những lời nhận xét có cánh về "Thế giới trong mắt Humphrey". Mình cũng thấy xiêu xiêu lòng.

Đến đầu tháng 8/2016 là sinh nhật em gái mình 11 tuổi, mình chợt nghĩ: "Hay là mua tặng nhỏ em gái, rồi mình đọc ké?". Thế rồi mình cũng bất chấp, mua luôn 2 cuốn "Thế giới trong mắt Humphrey" và "Tình bạn trong mắt Humphrey" để tặng em.

Sau đó mình tò mò đọc thử. Trời ơi! Một chú chuột hamster được nhân hóa - biết đọc, biết viết, biết làm toán và rất thông minh, lanh lợi lại còn tinh tế. Từng chút, từng chút một, chú chuột Humphrey dần chinh phục trái tim mình, để giờ đây đến lượt mình viết bài nhận xét này để khen ngợi chú ta.

Với những ai bận rộn, ít thời gian đọc sách: "Thế giới trong mắt Humphrey" là sự lựa chọn hoàn hảo, vì nó rất mỏng. Từng chương sách ngắn gọn nhưng súc tích. Mỗi ngày đọc một chương chỉ 5 - 10 phút thôi là được.

Với những người không thích sự phức tạp: Đây là lựa chọn tuyệt vời. Vì là sách dành cho trẻ em mà - đơn giản, dễ hiểu, ngôn từ mộc mạc và dễ đi vào lòng người.

Sau khi đọc xong cuốn sách này, mình chỉ có 2 lời khuyên nho nhỏ đến các bạn:
- Thứ nhất: Nếu bạn nào chưa đọc "Thế giới trong mắt Humphrey", hãy đọc đi nhé. Đó sẽ là một trải nghiệm đáng yêu và thú vị.
- Thứ hai: Hãy mua "Thế giới trong mắt Humphrey" để làm quà tặng cho các con, cháu và em của bạn. Chú chuột hamster sẽ dạy cho các bé những bài học đáng yêu không thể quên được. Cuốn sách còn khơi gợi ở các bé tình yêu và cách cư xử đúng đắn với động vật, từ đó góp phần nâng cao ý thức bảo vệ động vật nói riêng và bảo vệ môi trường nói chung.

Thứ Tư, 29 tháng 1, 2020

Mùng 5 - Đốt Tết

Nhà là nơi có tiệc tùng 🙋🙆






Chị em cùng vào bếp






Đây chỉ đơn giản là con chó 🐶



Thứ Ba, 28 tháng 1, 2020

Mùng 4 Tết - Một chuyến đi gia đình

Đã rất lâu rồi cả gia đình mình không đi chơi cùng nhau. Lâu tới mức mình không thể nhớ được là bao lâu, có lẽ cũng phải 8 hay 10 năm. Nhân dịp Tết 2020, gia đình đông đủ thành viên, tổ chức một chuyến đi biển Long Hải.

Trên đường đi thì ghé vào giáo xứ của một linh mục - cháu của ba mẹ


5 Chị em nhà mình chụp chung với nhau, nhìn bần bần 🙈🙏




Cuối cùng cũng được xuống biển 🙌











Thứ Hai, 27 tháng 1, 2020

[Thơ] Ngày mai em lấy chồng

Mai em mặc áo cưới
Miệng cười thật tươi xinh
Lung linh ngàn ngọn nến
Chú rể đến bên em

Anh đem giọt lệ sầu
Gối đầu với cơn đau
Có nhau sao lại mất
Tất cả trở về đâu

Chủ Nhật, 26 tháng 1, 2020

Tản mạn mùng 2 Tết

Trưa nay - mùng 2 Tết, con bạn thân từ hồi cấp 2 gọi điện, bảo "hôm nay quán tao demo, mày xuống thử nước giùm tao". Mình "ok thay đồ xong xuống liền."

(Mình có con bạn đang hợp tác mở quán cafe - trà sữa, hôm nay quán nó bán thử, đặng mùng 4 Tết khai trương. Vì là bạn thân nên trong bài viết này mình sẽ gọi là "nó")

Đây, hihi, ảnh mình chụp bằng con điện thoại cùi bắp
Quán rất rộng, mọi thứ còn khá ngổn ngang, chưa đi vào hoạt động ổn định, chủ quán và con bạn loay hoay ở trong quầy để pha chế. Chưa có nhân viên vì không ai chịu đi làm vào dịp Tết cả. Vì mình tới vào buổi trưa tầm 11 giờ nên trời nắng cực, oi bức, trong quán nóng hầm hập và cũng chưa có khách nhiều. Chưa có máy lạnh hay quạt phun sương như nó dự định, vì chỉ có 2 người lo hết mọi thứ đối với một cái quán quy mô khá lớn nên không thể làm hết ngay tất cả mọi việc như trên kế hoạch được. Mình đứng quan sát một chút rồi xông xáo xếp bàn xếp ghế, bưng bê nước, phục vụ khách giùm nó. Chủ quán (là người iu của nó) bảo mình vô trong quầy đứng chung cho mát, vì ở ngoài rất nóng, mình cười hề hề bảo "thôi em làm luôn tay luôn chân, lăng xăng quen rồi, ngồi một chỗ không quen". Tự dưng mình cảm thấy vui vẻ khi làm mấy việc này, có lẽ do không gian có cây cối (mình thích thiên nhiên) và dù gì thì cũng là chỗ bạn bè, giúp nhau một tí cho có tình huynh đệ. 

Khi mình bưng nước tới bàn của khách, khách hỏi mật khẩu wifi, mình bảo hông biết, mình cười hềnh hệch vội vã xua tay thanh minh: Tại hông phải là nhân viên quán, xong mình bỏ đi. Sau đó 5 giây mình nghĩ ủa sao mình ngố nhỉ, đáng lẽ mình phải nói là "em không biết nhưng để em đi hỏi chủ quán nhá" (vì đằng nào mình cũng sẽ phải hỏi mà). Nếu như mình nói trước với khách là mình sẽ đi hỏi rồi trở lại với pass wifi thì khách sẽ yên tâm và hài lòng hơn, còn thể hiện như vừa nãy thì rõ là kém chuyên nghiệp quá >'< 

Lát sau mình quay lại đọc pass wifi cho khách, khách lại bảo không vô được, nó cứ quay quay. Mình vốn đã biết wifi ở đây nó chậm như rùa, lại còn chập chờn, thế mình cũng đứng gãi đầu bảo "Chắc ở đây wifi nó yếu á" xong lại bỏ đi. Sau khi bỏ đi được 5 giây mình lại nghĩ ra đáng lẽ mình phải nói là "Chắc wifi hơi yếu, để em vào góp ý chủ quán nâng cấp lên cho khách yên tâm xài heng". Rõ là mình thiếu kinh nghiệm phục vụ trầm trọng mà.

Sau khi phục vụ cho nhóm khách đấy thì mình "vào trong quầy chơi cho mát" - theo đề nghị của hai con người kia. Con bạn rất tự hào kể về từng cái ly, cái máy pha cafe, máy xay, máy đánh trứng mà nó đã cất công chọn mua, nó kể rằng nó đã tự đi săn lùng để mua được bộ bàn, bộ ghế như ý, kể rằng nó dùng nguyên liệu xịn như thế nào, pha chế có tâm ra làm sao, mình ngồi nghe chăm chú và cảm nhận là nó rất hào hứng khi được kể về hành trình mở quán đầy tự hào của nó. Chắc ngoài kia cũng chẳng mấy ai đủ quan tâm để ngồi nghe một người khác thao thao bất tuyệt về mấy chuyện như này đâu.

Mình lại lãng đãng thả trôi dòng suy nghĩ. Mình chợt nhớ ra ở xã hội thực dụng ngày nay, những người mà chúng ta coi là bạn, lại thường không mấy vui vẻ khi nhìn thấy thành công của bạn bè mình xung quanh. Khi có ai đó mở quán hay kinh doanh thứ gì đó, bạn bè đến với danh nghĩa là chung vui, nhưng thực chất là đến nhìn ngó coi mình làm gì, soi mói xem mình có thiếu sót gì, sau đó về và nói với những người khác rằng "Nó mở quán to lắm, nhưng quán gì mà abc, nhưng cái này sao lại xyz" (moi ra những thứ chưa hoàn chỉnh ở quán của bạn mình để phê bình), "ôi dào nó mở được quán to như vậy chẳng qua là có ông bố vợ giàu, ổng cho miếng đất rồi vợ chồng nó chỉ cần bỏ tiền ra xây là được" (không công nhận nỗ lực của bạn mình), "Ờ tại nó quan hệ rộng nên mở quán ra là có khách thôi, ờ chẳng qua là món đó đang hot nên gỡ vốn nhanh" (cho rằng sự thành công của bạn chỉ là do may mắn), "Nếu mình có vốn mạnh thì mình cũng làm được vậy thôi" (ngụy biện cho suy nghĩ tiểu nông, thói lười biếng của bản thân),... Họ sẽ ganh tị, ganh tị với những thứ bạn làm được, họ sẽ ngấm ngầm mong bạn đừng thành công, để cho bạn trở lại giống như họ - sống một đời tầm thường vậy thôi. Có thể lâu lâu họ sẽ trở lại quán bạn, chẳng phải để thưởng thức đồ ăn thức uống mà bạn đặt hết tâm huyết vào để phục vụ, họ đến để xem bạn trụ được bao lâu, để xem khi nào bạn thất bại, rồi lúc đó họ sẽ hỉ hả trong bụng lắm. Họ yên tâm rằng bạn cũng không tài giỏi hơn họ, họ yên tâm là bạn sẽ không giàu có hơn họ. Họ lại bằng lòng vì "may quá mình cũng không ngu mà làm giống nó, khéo lại sạt nghiệp rồi chẳng có cái mà ăn".

Thực lòng mà nói, mình cũng phải để tâm quan sát tận cõi lòng mình, để xem khi đến quán của bạn thì mình sẽ có những suy nghĩ gì phát sinh. Mình thở phào nhẹ nhõm vì mình đã không bị cơn đố kị  xâm chiếm. Từ lâu mình đã rèn luyện thói quen tư duy đa chiều và bỏ thói ghen tị xấu xí. Mình hiểu rằng trong cuộc đời của tất cả mọi người đều xoay quanh hai chữ "Đánh đổi". Học sinh đi học muốn giỏi thì đánh đổi những giờ vui chơi để ở nhà làm bài tập. Nhân viên đi làm muốn được thăng tiến thì đánh đổi những giờ ngủ nghê để làm báo cáo, chạy dự án. Một người muốn khỏe mạnh, sức khỏe dẻo dai thì đánh đổi những giờ nằm dài lười biếng để xách giày ra ngoài công viên chạy bộ. Như bạn mình thì bạn đánh đổi sự thuận hòa trong gia đình để tập trung cho việc kinh doanh, nó không về nhà ăn cơm với gia đình vì bận rộn chuẩn bị mở quán, nó cãi mẹ và không chịu đi làm văn phòng mà lại đi theo con đường kinh doanh. Bạn mình chấp nhận bị mọi người khinh chê trong hơn 2 năm trời khi không làm được cái gì ra hồn mà suốt ngày mộng làm chủ, để âm thầm chuẩn bị kinh doanh. Bởi mình hiểu rõ giá trị của sự đánh đổi, nên từ lâu mình không còn ghen ăn tức ở với thành công của những người xung quanh. Mình biết rõ họ đã phải trải qua những gì để đạt được điều họ muốn. 

Bây giờ mình cần phải đi lễ nên mình không viết tiếp nữa 😆

Thứ Bảy, 25 tháng 1, 2020

Tản mạn mùng 1 Tết

Tâm trạng của mình trong những ngày cuối năm cũ và đầu năm mới 2020 là tâm trạng biết ơn. Năm nay là năm thứ 3 mình bước vào cuộc sống của người đi làm. Hai năm trước mình làm tại công ty vận chuyển, những ngày cận Tết thực sự là rất kinh khủng, khách hàng hối giao hàng để có đồ xài Tết, khách hàng hối chuyển tiền hàng để có tiền tiêu Tết, công việc ngập đầu, làm bao nhiêu cũng chưa hết. Khách chửi, sếp mắng, bản thân mỗi nhân viên thì nơm nớp lo lắng không biết công ty có trả lương tháng 13 hay không, năm nay biếu được quà gì cho bố mẹ,..v..v.. Hai cái Tết đó cực kì kinh hoàng. Sang Tết năm nay làm việc ở cty mới, mình cũng đã chuẩn bị tinh thần để căng thẳng, để chịu trận từ những áp lực của khách hàng, kết quả là... mọi thứ trôi qua thật bình yên, bình yên đến diệu kì, không có chút căng thẳng nào. Mình không giấu nổi sự vui mừng, thở phào nhẹ nhõm, tạ ơn Chúa.

Tết năm nay mình không mua quần áo, giày dép mới, cũng không làm tóc. Không phải ngay từ đầu mình có ý định không mua, nhưng đi mua hoài không lựa được một thứ gì ưng ý nên rốt cuộc cũng chẳng sắm sửa gì, mình chỉ mặc lại những bộ đồ sẵn có, tóc để nguyên vậy. Nhưng giờ nghĩ lại thì đúng là mọi chuyện xảy ra đều có lý do của nó cả, nhờ việc không mua quần áo, giày dép mới và không uốn nhuộm tóc tai vào dịp Tết, mình lại ngẫm suy ra được một vài thứ hay ho.

Đúng thật là không ai thực sự quan tâm bạn mặc đồ gì, tóc tai nhuộm màu nào. Mà cho dù họ có để ý thì họ cũng chẳng để tâm, vì việc ấy rõ ràng chả liên quan gì tới họ. Thực ra là không ai nhớ nổi cái quần cái áo bạn đang mặc lại chính là bộ đồ bạn đã mặc trước đó. Mà cho dù người khác có để ý chuyện bạn mặc lại đồ cũ vào dịp Tết, thì có sao??? Ảnh hưởng gì đâu. Những cảm nhận của người khác về chuyện ăn mặc của bạn, thật sự không quan trọng bằng việc bạn cảm nhận như thế nào về bản thân của mình. Quan trọng bạn hiểu được giá trị của bản thân mình nằm ở đâu, nằm ở những gì bạn đóng góp cho xã hội, hay nằm ở những đức tính tốt đẹp khác, chứ nhân cách của bạn không thể được đánh giá qua bộ đồ cũ bạn mặc trong dịp lễ Tết.

Không mua sắm và làm tóc vào dịp Tết cũng giúp mình nhận ra lối sống tối giản thật có lợi.  Cái lợi lớn nhất là tiết kiệm được một khoản tiền không nhỏ. Cái lợi tiếp theo là sẽ tiết kiệm được thời gian đi lựa đồ, thời gian ngồi làm tóc. Và nó khiến không gian sống của mình gọn gàng hơn vì bớt được đồ đạc. Không làm tóc cũng giúp tóc mình khỏe hơn, mà khỏe thì dĩ nhiên đẹp lên. Hai mươi mấy năm trước đó mình luôn bị ảnh hưởng bởi quan niệm của mọi người xung quanh: Năm mới thì cái gì cũng phải mới. Theo quan điểm đó thì mình thường mua rất nhiều đồ mới, và do đó cũng phải vứt đi rất nhiều đồ cũ. Thường thì sẽ mua điện thoại mới, kèm thêm ốp lưng điện thoại mới. Sắm một cái khăn mới, vứt cái khăn cũ đi; mua một cuốn sổ mới, bỏ cuốn sổ cũ đi; mua một cái thớt mới, vứt cái thớt cũ đi. Cứ như vậy, lãng phí tài nguyên, tăng lượng rác thải. 

Tết năm nay, bản thân mình cũng có những thay đổi tích cực. 

Mùng 1 Tết gặp gỡ họ hàng, người quen, mình đã cười nhiều hơn, siêng năng chào hỏi hơn. Tết những năm trước, mình toàn trưng ra bộ mặt buồn buồn, cứ như ai lấy mất sổ gạo của nhà mình vậy, hoặc mình nhìn dân tình thế thái với một gương mặt chán chường, kiểu đời là phù du, mình rất hững hờ, chào hỏi qua loa rồi trốn vào một góc để ngủ hoặc coi phim. Năm nay, gặp ai mình cũng cố gắng cười, chào và chúc mừng năm mới, mình chủ động đến chúc Tết một số họ hàng. Nhờ thế mà mình nhận ra mình rất thích ngồi nghe người già kể chuyện, tâm sự. Mình thích lặng lẽ quan sát ánh mắt xa xăm khi người già bồi hồi nhớ lại những câu chuyện xưa, thích nhìn nụ cười móm mém hiền từ của người già khi có con cháu đến thăm, mình không nói gì, chỉ yên lặng lắng nghe tâm tình của các cụ. Sau này nhất định mình sẽ gia nhập một tổ chức/cộng đoàn chuyên đi thăm nom các cụ già neo đơn.

Tết cũng là dịp duy nhất gia đình mình được đoàn tụ (nhưng đã từng và sẽ có nhiều năm không được đầy đủ thành viên). Ở độ tuổi này, mình bắt đầu biết trân quý những khoảnh khắc gia đình quần quây bên nhau. Càng ngày gia đình mình càng trở nên khắng khít hơn, bớt xa rời nhau. Có lẽ nhờ tư duy của mỗi người đã thay đổi, có thêm nhiều mối quan tâm tương đồng, nói những câu chuyện hợp với nhau hơn, cố gắng để chấp nhận những khác biệt của nhau, có lối sống hòa hợp hơn.

Đôi dòng tản mạn vào mùng 1 Tết vậy thôi, mình lại tiếp tục tận hưởng những ngày nghỉ Tết đây và sẽ quay lại vào những ngày sau 😀

Thứ Ba, 21 tháng 1, 2020

Tản mạn trước thềm Tết

Mấy ngày giáp Tết, lâu lâu trên Facebook và Instagram của mình lại xuất hiện những hình ảnh đường phố Sài Gòn rất vắng vẻ kèm theo những câu đại loại như: "Trả lại Sài Gòn thanh bình cho chúng tôi". Ý của họ là những người dân ở các tỉnh, thành khác đã về quê đón Tết nên SG không còn đông đúc, xô bồ và khói bụi như thường nhật. Mình cảm thấy những người phát ngôn như vậy sao mà ích kỉ và (nói hơi nặng một chút) họ có vẻ ... nông cạn. 

Thứ nhất, SG chẳng của riêng ai. Ai dám tự nhận mình là dân SG chính gốc, từ thời ông cố ông tổ đã sinh ra và lập nghiệp ngay tại đất SG? Những người phát ngôn câu trên, liệu họ có chắc chắn họ là dân SG không. Vậy mà nói cứ như SG chỉ thuộc về bản thân mình.

Thứ hai, họ không hiểu rằng các thành phố và quốc gia phát triển thường thu hút được rất đông người tới để sống, học, làm vì ở đó có môi trường tốt, cơ sở hạ tầng, y tế, giao thông, giáo dục,... phát triển. Cũng là con người cả, ai cũng có nhu cầu được hưởng một nền giáo dục tốt, hay một môi trường sống văn minh, hiện đại, tại sao họ lại có quyền khó chịu khi người khác cũng được hưởng giống họ? Buồn hơn nữa, có những vùng đất "chó ăn đá gà ăn sỏi", khí hậu khắc nghiệt, thiên tai thường xuyên (ví dụ như miền Trung), dân ở đó khó kiếm việc làm, không thể làm ăn, người ta mới phải xa quê để kiếm kế sinh nhai, thì có gì sai khi người ta dồn về SG - một trong những vùng đất cực kì "thiên thời địa lợi nhân hòa" - vô cùng nhiều cơ hội việc làm và phát triển. Những người nghĩ dân nhập cư là gánh nặng cho SG, không biết gia đình họ hay chính bản thân họ đã từng đến sinh sống, học tập, làm việc ở những thành phố lớn hoặc những đất nước phát triển khác hay chưa. Nếu như dân Mỹ, Úc, Canada cũng khinh bỉ và xem người nhập cư là gánh nặng và cũng thở phào nhẹ nhõm mỗi dịp người VN ùn ùn về quê ăn Tết, không biết bản thân họ tự cảm thấy thế nào ha.

Thứ ba, những con người phiến diện ấy không thể nào nhận ra được rất nhiều lợi ích khi dân từ khắp mọi miền đến sinh sống và làm việc tại SG. Họ đem theo biết bao món ngon của địa phương mình để bán khắp SG, cho chúng ta cơ hội được thưởng thức rất nhiều đặc sản ngay giữa lòng SG. Những người dân nhập cư đến và tạo ra sự giao thoa về văn hóa, nhờ sống cùng họ mà ta biết thêm nhiều thứ thật hay ho về ngôn ngữ, khiến ta càng tin vào câu "phong ba bão táp không bằng ngữ pháp VN", nhờ họ mà ta biết thêm nhiều phong tục tập quán thú vị "rất gì và này nọ" dù chẳng cần đi đâu xa.

Có khi nào trong những ngày Tết này, những con người kia cảm thấy bức bối khi cô bán hủ tíu ngon ơi là ngon đã về Sa Đéc nghỉ Tết rồi và chẳng còn ai bán cho họ ăn. Có khi nào xe họ hư giữa đường mà những chú sửa xe đã về quê ăn Tết, và họ phải dắt bộ về tới tận nhà. Có khi nào thèm đánh bài quá mà đi hoài không kiếm được tiệm tạp hóa he.

Có khi nào họ nhớ bè nhớ bạn nhớ đồng nghiệp quá mà đứa thì về miền Tây, đứa bay về miền Bắc, đứa đi xe đò về miền Trung, họ chẳng thể nào gặp được bạn. Rồi lúc đó họ có hối hận khi họ đã từng mừng rỡ khi thấy SG vắng vẻ không.

Thứ Hai, 20 tháng 1, 2020

[Thơ] Một đêm

Một đêm em đến

Nằm kề cạnh anh

Trong bóng trăng mờ

Tĩnh lặng và nghe


Hơi thở em đều

Mái tóc em thơm

Bàn tay em ấm

Siết nhẹ tay anh


Khuôn mặt nhỏ bé

Rúc vào ngực anh

Tay anh chạm khẽ

Vai gầy mỏng manh


Giọng em nhỏ xíu

Môi mềm nhỏ xinh

Ôi làn da mịn

Khiến lòng anh say


Môi anh quyện chặt

Trong làn môi em

Mồ hôi thấm đẫm

Mặn nồng, hân hoan


Hồn anh thổn thức:

"Em là gì đây

Thuốc phiện? Ma túy?

Anh nghiện rồi đây"


Lửa yêu bừng cháy

Cõi lòng đôi ta

Thiên đường dưới thế

Cõi trần đê mê.

Chủ Nhật, 19 tháng 1, 2020

[Thơ] Ước gì em...

Anh đã yêu em
Nhiều hơn chữ tình
Anh đã thương em
Gấp vạn chữ yêu

Ước gì em thấy
Những đêm không ngủ
Thao thức mong đợi
Đôi dòng từ em

Ước gì em biết
Những khi song hành
Anh luôn lùi bước
Ngắm em trọn hơn

Ước gì em thấu
Trái tim anh buồn
Đau đớn muộn phiền
Mỗi lần nhớ em

Thứ Bảy, 18 tháng 1, 2020

[Dịch] Weird - Lập Dị

They might say you weird. Strange. Not normal. An outcast.
Họ có thể nói bạn lập dị. Kì lạ. Không bình thường. Một kẻ ngoài lề xã hội.
They might say you don't fit in.
Họ có thể nói rằng bạn không phù hợp.
You might even feel like one or all of those things...
Bạn cũng có thể cảm thấy bản thân giống một hoặc tất cả những điều trên...
And if you do...
Và nếu bạn cảm thấy vậy...
GOOD!
TỐT!

Do you really want to be like the rest? Like the majority of human beings who act like sheep.
Bạn thực sự muốn giống những người khác không? Giống với phần đông mọi người, đều hành xử như những con cừu.
Sheep who fall into line.
Cừu thì vâng lời.
Sheep who conform to the expectations of society.
Cừu thì tuân theo những tiêu chuẩn của xã hội.
And therefore will always be LIMITED in their THINKING and RESULTS...
Vì thế luôn có giới hạn trong tư duy của họ, và kết quả là...
like all of those they surround themselves with.
Họ trở nên giống những người xung quanh họ.
Do you really want to be like the sheep who believe in limitations?
Bạn có thực sự muốn trở thành cừu và tin vào những giới hạn không?
Like the sheep who follow the path they are told to follow, 
Giống những con cừu chỉ đi theo lối mà người ta dẫn đi,
when walking their own, while hard, would have led to their true purpose in life.
trong khi nếu đi theo con đường của riêng mình, dù khó nhọc, thì sẽ dẫn tới cùng đích của cuộc sống mình.
Do you want to be like the sheep who play a role in order to satisfy other people's expectations, meanwhile their own dreams slowly die with them.
Bạn có thực sự muốn trở thành cừu, người chỉ có vai trò làm hài lòng những kỳ vọng từ người khác, trong khi ước mơ của bản thân thì chết dần chết mòn.

I don't know about you
Tôi chả biết gì về bạn
But if the price I have to pay for following my own purpose is to be labeled weird...
Nhưng nếu cái giá mà tôi phải trả để theo đuổi mục đích của tôi lại bị dán nhãn là Lập dị

I WILL TAKE WEIRD.
THÌ TÔI CHẤP NHẬN BỊ NÓI LÀ LẬP DỊ
I'll take weird over average
Tôi chấp nhận là mình lập dị, hơn là sống làng nhàng
I'll take weird over ordinary
Tôi thà lập dị còn hơn là bình thường 
I'll take weird over settling for a life less than my potential
Tôi thà lập dị, hơn là sống một cuộc sống an nhàn thấp hơn tiềm năng của mình

They'll call you weird now
Bây giờ họ có thể gọi bạn là kẻ lập dị
But later they will ask you "How you did it"
Nhưng về sau họ sẽ phải hỏi bạn đã làm điều đó như nào vậy?
They'll say you don't fit in now
Giờ họ có thể nói bạn không phù hợp
But later they will want to fit in with you
Nhưng sau này họ sẽ tìm cách để được phù hợp với bạn
They might look down on you now
Giờ họ có thể khinh thường bạn
But later they'll look up to you
Nhưng về sau họ sẽ phải tôn trọng bạn
For you had the courage they lacked
Vì bạn có sự can đảm mà họ không có
The courage to speak your truth
Can đảm để nói lên sự thật 
The courgage to follow your path even when it was unpopular
Can đảm đi theo con đường của chính mình dù cho nó khác biệt.

What is rare on this earth is a great human being who was considered normal in the beginning.
Điều đáng mừng trên đời này là những người xuất chúng ban đầu đều là những kẻ bình thường.
All the great minds were considered crazy, weird, and unpopular at some stage.
Những bộ óc vĩ đại đều có lúc từng bị xem là khùng, lập dị, quái đản.
But you know what?
Nhưng bạn biết không?
They kept following that path. Even when it was dark.
Họ vẫn theo đuổi con đường của mình. Dù nó tăm tối.
Even when there was no one walking beside them.
Dù không ai đồng hành cùng
Even when they couldn't see the light at the end of the tunnel.
Dù họ không thể nhìn thấy chút ánh sáng nào nơi cuối đường hầm.
They kept walking.
Họ vẫn đi
They kept following their truth.
Họ vẫn theo đuổi chân lý
And that is why they are now admired by the world.
Và đó là lý do tại sao giờ đây họ được toàn thế giới kính nể
The wolrd that once couldn't understand them, so gave them a label: WEIRD. CRAZY.
Thế giới mà trước đây từng không thể hiểu được họ nên dán cho họ cái nhãn: LẬP DỊ, ĐIÊN.

YOU, weird one.
Bạn, một kẻ lập dị
YOU, crazy one.
Bạn, một kẻ điên.
You who doesn't fit in
Bạn, một kẻ không phù hợp
Keep following that path, one day it will all make sense
Hãy cứ đi con đường bạn chọn, tất cả sẽ trở nên có ý nghĩa vào một ngày đó
One day it will pay off
Một ngày nào đó công sức của bạn sẽ được đền đáp
Just keep going
Hãy cứ đi
Great spirits have always encoutered violent opposition from mediocre minds. 
(Albert Einstein)
You can be normal or you can be GREAT. You can't be both.
Bạn chỉ có thể là người bình thường hoặc trở nên VĨ ĐẠI. Bạn không thể là cả hai.

Cre: Fearless Motivation
Translated by Thanh Chu

Thứ Sáu, 17 tháng 1, 2020

[Thơ] Trăng

Đêm nay tôi thức giấc
Chợt thấy trăng ngoài kia
Qua chiếc rèm cửa sổ
Vầng trăng sáng mỏng manh

Thứ Hai, 13 tháng 1, 2020

Một chuyến team building

Vào đầu tháng 10/2019, công ty có tổ chức cho nhân viên một chuyến team building, nhưng thực chất là một khóa huấn luyện 2 ngày 3 đêm. Kiểu như là, công ty "gửi" nhân viên đi vô một học kì quân đội để rèn giũa ấy. Theo mình thì việc này rất ý nghĩa, mình đánh giá rất cao về tư tưởng, tầm nhìn, tư duy của công ty về việc "dám" đầu tư tiền bạc - thời gian - công sức nhiều như vậy cho việc nâng cao chất lượng nhân sự.
  
Như trong cuốn sách "Nhà giả kim" mà mình đã đọc: "Khi ta toàn tâm toàn ý mong muốn một điều gì thì cả vũ trụ sẽ chung sức để ta đạt được điều đó". Mình đã mong ước được tham gia một khóa huấn luyện như thế này từ lâu lắm lắm rồi, hồi còn là sinh viên năm nhất, tức là cũng 6 năm rồi đó. Mình lúc nào cũng muốn sẽ để dành tiền để tham gia một khóa học tên là "Sống và Khát vọng" ở công ty TGM (cty mà mình đã học các khóa kỹ năng sống cũng như thực hiện sinh trắc vân tay ở đó). Đó là khóa huấn luyện thông qua các hoạt động thể chất để tác động thay đổi tinh thần, tư duy, thái độ. Hai ngày ba đêm, xịn lắm, nên mắc lắm, hồi đó là 6 triệu, giờ hình như cũng lên cỡ 10 triệu rồi. Vậy mà, cuối cùng đợi 6 năm lại được tham gia miễn phí chả mất đồng nào 😇 Dù chất lượng thì không bằng nhưng không sao, 3 triệu làm sao so được với 10 triệu 😂

Nói chung, về chuyến đi này, ngoài việc phàn nàn về sự bất tiện, dơ dáy thì mình hài lòng với những kết quả đạt được. Mình có sự thay đổi cần thiết sau chuyến đi.

Có một hoạt động yêu cầu phải đi gặp từng người trong team và hỏi người đó 2 câu hỏi:
  1. Trong mắt bạn, tôi là người như thế nào?
  2. Tôi cần thay đổi gì để tốt hơn cho bản thân tôi và cho tổ chức của chúng ta?
Mình đã lần lượt hỏi đủ 13 người trong đội của mình, và câu trả lời nhận được khiến mình cũng khá bất ngờ. Hầu hết câu trả lời của mọi người cho câu 1 là mình "sống nội tâm, thú vị, có vẻ cởi mở dễ chia sẻ với người lạ nhưng để nói những chuyện thầm kín sâu sắc hơn thì chỉ chia sẻ với rất ít người, khó gần nhưng nếu đã gần thì sẽ là một người rất khác so với vẻ bề ngoài",.. vân vân. 
  • Trong đó còn có một anh nói là "mình quản lý cảm xúc rất tốt". 
  • Và có một anh bên team khiếu nại, anh đó để ý các case khiếu nại mình xử và nói là "trong tất cả những bạn xử lý khiếu nại, anh thấy em làm có tâm nhất, cẩn thận, chỉn chu nhất" (vui hơm). 
  • Anh A còn nhận xét "có vẻ như từ khi về team, bạn ít chia sẻ hẳn, khép kín hẳn so với hồi còn trong thời gian training" (chuẩn ghê dù ảnh không hề ngồi làm việc gần mình).
  • Anh L team khiếu nại thì "ấn tượng xấu" về mình vì trả case và không xử lý cho ảnh😆 Gắt ghê :))
  • Chị T bên team Call Center thì lại bảo là để ý mình từ khi mình ngồi ở mặt tiền, trong số những người ngồi đó thì chị ấy lại rất muốn đến bắt chuyện và làm quen với mình nhưng tất nhiên là không dám rồi. Tình cờ có hôm mình lại chạy tới hỏi chị ý về nghiệp vụ, thế là chị ấy thấy thật là có duyên, chị ấy nghĩ là nếu có dịp gặp lại, nhất định chị ấy sẽ nói chuyện với mình và kể mình chuyện này. Vậy mà vô tình hữu ý sao đó, trong chuyến đi này, mình và chị ý lại chung đội với nhau, được nói chuyện cùng nhau và chị ý đã kể mình nghe câu chuyện này. 
  • Anh H bên nhân sự thì nói ấn tượng đầu tiên về mình là cảm giác "quen quen", không phải kiểu giống người quen mà kiểu như là nghe giọng mình rồi nghe những chia sẻ của mình về việc đọc sách này kia, ảnh bảo ảnh có cảm giác mình cũng sống trong một xóm đạo như ảnh (và đúng thiệt), còn mình nói mình có cảm giác ảnh giống một tu sĩ, mà hóa ra là đúng thật luôn, vì ảnh từng đi tu 3 năm nhưng không thành.
Đến câu hỏi thứ 2, hầu hết mọi người đều khuyên mình: "Chủ động giao tiếp với mọi người hơn, nói nhiều hơn, làm quen nhiều hơn, thân thiện hơn". Anh A thì khuyên mình "không cần phải chia sẻ quá nhiều, chỉ cần chia sẻ với ĐÚNG người". Ừ, trong môi trường làm việc này thì việc chọn đúng người để chơi, nói chuyện, tâm sự thì thật sự là một thách thức lớn đấy. Nên mình rất ấn tượng với lời khuyên của ảnh, vì nó đúng.

Sau khi kết thúc hoạt động trên, thầy (bác huấn luyện viên tự xưng là thầy) mời 3,4 người lên phát biểu cảm nghĩ. Sau 2 năm kể từ khi rời ghế trường học, hôm đó là lần đầu tiên mình quay trở lại việc nói trước đám đông. Mình đã đứng trước tập thể công ty, các anh chị huấn luyện viên và ban tổ chức (có cả phó giám đốc nhân sự và trưởng phòng đào tạo), và dõng dạc nói rằng tất cả mọi người trong hoạt động vừa rồi đều nhận xét mình "khó tính, khó gần, ít nói, ít chia sẻ,...", và hầu hết mọi người đều khuyên mình nên chủ động giao lưu, nói chuyện nhiều hơn. Mình cũng thật thà nói rằng ngay từ đầu mình bị ép đi tham gia chương trình này, đáng lẽ 2 ngày cuối tuần mình được nghỉ ngơi, đi chơi với người yêu với bạn bè, nhưng khi đến đây rồi thì mình đã phát hiện được mục đích của mình là gì. Mình đã chia sẻ thật lòng rằng mình đã bị mất kết nối, mình không thể hòa nhập được, rồi mình đã cam kết trước toàn thể cty rằng mình sẽ cố gắng kết nối lại với mọi người. Chắc chắn mình chưa thể nào kết nối được ngay với tất cả mọi người, nhưng ít nhất mình đã giao tiếp và kết nối được với 13, 14 con người trong đội nhỏ của mình, những con người đã cùng tham gia hoạt động với mình trong suốt 3 ngày, và mình cam kết sẽ duy trì và phát triển sự kết nối với những người này.

Trước khi tới chuyến đi này, cách đó khoảng 3 tuần, mình đọc cuốn sách tên là "Đừng bao giờ đi ăn một mình". Nội dung chủ yếu là "đừng bao giờ nghĩ rằng mình có thể sống một mình trên thế giới này", 'mọi thứ đều có liên quan với nhau", "sự khác biệt giữa người thành công và kẻ thất bại là mối quan hệ", càng có nhiều mối quan hệ thì càng dễ thành công. Mình ngộ ra, dù giỏi giang, dù làm tốt đến mấy thì mình vẫn là một đứa mãi loay hoay trong cuộc sống và không có thành tựu nào vượt bậc, chỉ là vì mình không có sự kết nối. Mình quá độc lập, mình quá khép kín, mình không chú tâm xây dựng và gìn giữ các mối quan hệ. Mình luôn nghĩ mình có thể sống một mình, vui - buồn một mình, sướng - khổ một mình, tự làm mọi thứ một mình. Mình luôn tự cho rằng loài người là một vòng tròn to to, còn mình là một vòng tròn nhỏ nhỏ đứng xa xa loài người, mình không liên quan gì đến loài người. Cuối cùng thì vòng tròn mình tạo ra sẽ siết ngạt mình, mình sẽ chết trong cô độc. Sau cuốn sách đó, mình hiểu rằng mình phải kết nối lại với cuộc sống, với con người. Mình ý thức sâu sắc được rằng nếu mình muốn đạt được những mục tiêu to lớn mà mình đặt ra, mình phải thay đổi quan điểm của mình về các mối quan hệ. Thật sự phải tìm cách kết nối và thật sự phải quan tâm đến việc tạo dựng, vun vén cho các mối quan hệ tốt đẹp.

Một hoạt động mà mình cũng nhớ nhiều nhất, là buổi tối trời mưa không thể đốt lửa trại, thầy cho tất cả mọi người ngồi "yoga - thiền", tĩnh lặng, tối, có ánh nến lung linh, tiếng nhạc không lời, thầy thì đọc những lời chia sẻ, phân tích, truyền động lực, gợi suy nghĩ,.... đọc liên tục khoảng 10 - 15 phút (ngồi tê cả chân). Sau đó thầy lại mời một số bạn phát biểu cảm nghĩ về hoạt động vừa rồi. Và mình lại xung phong phát biểu. Mình nói trong tất cả những câu thầy đọc, mình chỉ nhớ được duy nhất một điều - điều mà mình cho là ảnh hưởng lớn nhất tới mình nên mình khắc cốt ghi tâm. Thầy nói: "bạn là một chiến binh mạnh mẽ, từ 250 ngàn tinh binh". Mình chia sẻ rằng trong những lúc khó khăn của cuộc sống, những khi gặp thất bại, mình thường đổ lỗi cho ba mẹ mình, mình thầm trách ba mẹ tại sao lại sinh ra mình, mình đâu hề muốn được sống trên đời này đâu, vì mình thấy khổ quá. Nhưng khi nghe thầy nói câu đó, mình vỡ lẽ ra một điều rằng: 
Mình, mình chính là đứa hiếu chiến nhất, mạnh mẽ nhất, khôn ngoan nhất, ham muốn được tượng hình nhất trong số 250 ngàn đứa tinh trùng đó, mình là đứa chủ động đón nhận dinh dưỡng qua nhau thai của mẹ (nếu không muốn sống thì mình đã chẳng ăn uống lúc đó làm gì), rồi 9 tháng 10 ngày sau cũng chính mình là đứa đạp bụng mẹ để đòi chui ra, rồi khi ra khỏi bụng mẹ, mình khóc to tướng lên cho mọi người biết "này tôi đã ra đời đấy". Vậy đấy, đứa nào là đứa đòi sống? Đứa nào muốn ra đời? Vậy mà trách ai? Chính bản thân là đứa đòi được sống, được thành người, ngay từ khi chỉ là một cái gì đó rất nhỏ bé trong cõi tâm linh vũ trụ. Mình đã nhận ra như vậy. Thế thì, phải tự chịu trách nhiệm cho cuộc đời mình thôi
Sau chuyến đi này mình chỉ nhớ được như vậy thôi, mình không thể nhồi nhét được tất cả mọi thứ mình được học, nhưng có lẽ đến một lúc nào đó cần thì những kiến thức còn lại cũng sẽ được nhớ ra. Không sao. 

Sau chuyến đi này, mình biết tên biết mặt được nhiều người trong cty hơn. Mình sẽ không phải thờ ơ bước qua như những người xa lạ. Mỗi sáng bước vào công ty, mình có thể cười tươi và chào tên của những anh/chị/mình/bạn mới (bắt đầu từ sáng nay mình đã làm được rồi). Mục đích của mình là kết nối mà, mình đã bắt đầu kết nối được 5, 10, 15 người, nghĩa là mình đã có tiến bộ so với trước đây chẳng thèm làm quen hay tiếp xúc với ai cả. Chỉ cần cảm nhận được sự tiến bộ, mình sẽ có động lực để tiếp tục duy trì.

Mình còn cảm thấy có một số người đã nhìn mình với ánh mắt khác. Ví dụ như chị N đã nhìn mình với ánh mắt thân thiện hơn, bé A cũng bắt đầu bớt khoảng cách với mình hơn.

Mình hiểu rằng không phải mình không thành công vì mình kém cỏi hay vì mình thiếu điều kiện, chỉ đơn giản là mình quá khép kín mà thôi. Mình thích đàn hát nhưng không chịu tham gia câu lạc bộ, mình thích thể thao nhưng không đi tập ở sân vận động, mình thích đọc sách nhưng không muốn đến hội sách, mình thích tiếng Anh nhưng không ra công viên bắt chuyện với Tây, mình thích chụp ảnh nhưng cũng chỉ nằm vùng trong group Hội nhiếp ảnh chứ không bao giờ ra ngoài tham gia các buổi chụp hình của Hội. Mình cứ thích làm mọi thứ một mình, nên chẳng có thứ nào đạt được kết quả vượt trội cả.

Bây giờ thì, mình đã khám phá được bí kíp tiếp theo để đạt được những mục tiêu của mình, điều mình cần là thực hiện những điều mình đã biết mà thôi. Có lẽ sẽ lại mất rất lâu nữa.
  • Khi mình muốn tìm hiểu bản thân, mình mất 1 năm để có thể bắt đầu (chỉ mới là bắt đầu thôi), và mình đã mất tới 3 năm tiếp theo để có thể khám phá và hoàn toàn hiểu bản thân, chấp nhận và yêu thương bản thân.
  • Khi mình muốn khỏe mạnh, cứ bắt đầu tập thể dục một thời gian thì mình lại bỏ. Mất đến 3 năm để bắt đầu được thói quen tập thể dục. Và 2 năm tiếp theo để biến nó thành một thói quen không được bỏ.
  • Khi mình muốn chơi được đàn guitar (chơi được thôi nhé chưa phải chơi giỏi), mình cũng tập được một thời gian ngắn xíu lại bỏ. Mất đến 4 năm để bắt đầu tập đàn và có thể biết chơi như bây giờ.
Và còn nhiều, nhiều thứ khác nữa có một quá trình hết sức chậm: Nhận thức -> Muốn -> Bắt đầu làm -> Duy trì 

Mọi thứ rất chậm, nhưng không sao, chậm còn hơn không bao giờ.

Mình sẽ luôn cố gắng tốt hơn chính mình của ngày hôm qua.

Mỗi ngày, dù chỉ học được một điều gì đó rất nhỏ, dù chỉ tiến được một bước nhỏ xíu tới ước mơ của mình thôi, thì mình cũng sẽ vui rồi.

Chủ Nhật, 12 tháng 1, 2020

7 mẹo để giảm bớt đồ đạc của bạn (P.2)

GOT TOO MUCH STUFF? TRY THESE 7 TIPS TO HELP PARE DOWN

(link bài gốc tại đây)

CÓ QUÁ NHIỀU ĐỒ ĐẠC? HÃY THỬ 7 MẸO SAU ĐỂ GIẢM BỚT.

(xem 3 mẹo đầu tiên tại đây)

Tip #4. Attack the stress of cleaning with some advance planning.

Mẹo #4: Chống lại cơn stress khi dọn dẹp bằng việc lên kế hoạch trước

Let’s just say it together: “Cleaning is stressful.”

Nào hãy cùng nói: "Dọn dẹp thật căng thẳng"

In fact, memories of the tension caused by your last bout of cleaning could be dissuading you from doing it again. Not only does stress make us feel out of control and unsettled, it also causes our bodies to release cortisol, which clouds our judgment, according to McGill University neuroscientist Daniel Levitin. This can make us say irrational things like “I’ll always be a messy person” or “I’m just not capable of getting organized” — and believe them.

Sự thật là, kí ức về sự căng thẳng khi chiến đấu với việc dọn dẹp lần trước có thể ngăn cản bạn tiếp tục dọn dẹp trong những lần sau. Theo nhà thần kinh học Daniel Levitin từ đại học McGill: Stress không chỉ khiến ta cảm thấy mất kiểm soát và bối rối, mà còn làm cơ thể chúng ta sản sinh cortisol, làm lu mờ lý trí của chúng ta. Điều này có thể khiến chúng ta nói những điều vô lý như "Tôi sẽ luôn là một kẻ bừa bãi" hay "Tôi không có khả năng thu xếp mọi thứ gọn gàng"- rồi tin vào những điều đó.

Levitin suggests we engage in a “premortem” before a stressful task — envisioning every possible thing that could go wrong. “We all are going to fail now and then,” he says. “The idea is to think ahead to what those failures might be, to put systems in place that will help minimize the damage, or to prevent the bad things from happening in the first place.”

Levitin khuyên chúng ta nên tiến hành một "premortem" trước khi bắt đầu một nhiệm vụ căng thẳng - mường tượng mọi thứ khả thi có thể thất bại. Ông nói:" Chúng ta đều thỉnh thoảng thất bại, ý tưởng ở đây là hãy nghĩ trước những thất bại có thể diễn ra, để đưa ra phương pháp phù hợp sẽ giúp giảm thiểu thiệt hại hoặc ngăn chặn những thứ tệ hại xảy ra ngay từ đầu"

Before you embark on a tidy-a-thon, ask a family member or friend to talk you through it and help you anticipate potential hiccups. Do you have all the supplies — cleaning products, trash bags, giveaway boxes and labels — you need? Where will you put the stuff you’re getting rid of? Could your work be impeded by the weather, pets, kids? If so, how can you contain their impact? Set up your firewalls, gather your resources — and then get started.

Trước khi bạn bắt tay vào một cuộc-marathon-dọn-dẹp, bạn hãy nhờ một người thân/người bạn giải thích chi tiết về công việc đó và giúp bạn dự tính trước những trắc trở tiềm ẩn. Bạn có đủ dụng cụ mà bạn cần chưa - vật dụng dọn dẹp, túi đựng rác, thùng và nhãn thùng đựng đồ đem tặng? Bạn sẽ để những thứ cần bỏ đi ở đâu? Liệu công việc của bạn có bị ngăn trở bởi thời tiết, thú nuôi, trẻ con không? Nếu có, làm thế nào để bạn có thể hạn chế những tác động đó? Hãy thiết lập "tường lửa" của bạn, thu thập mọi nguồn lực - và bắt đầu dọn thôi.

Xem video của Daniel Levitin tại đây

Tip #5: Put everything you don’t need in a box — and forget about it.

Mẹo #5: Cho mọi thứ bạn không cần vào một chiếc hộp - và quên nó đi.

Is there a bag or box of stuff that’s sat untouched in your home for a year or more? Instead of beating yourself up about it, use it as a shortcut to a more stripped-down life.

Trong nhà bạn có một cái bao hoặc thùng đồ nào đó đã không được đụng tới trong 1 năm hoặc hơn không? Thay vì tự trách cứ bản thân về đống đồ đó, hãy dùng chúng như một con đường tắt để đến với một cuộc sống tối giản hơn.

Several years ago, minimalist designer Graham Hill realized he had his own box of shame — a carton he kept moving from apartment to apartment. Like many people, he assumed it had to be important because he’d lugged it around. In a flash of insight, he realized the fact it had gone unopened for so long meant its contents were unimportant — and he could toss it. He says, “What’s in the box? It doesn’t really matter. I know I don’t need it. What’s in yours?”

Vài năm trước, nhà thiết kế theo chủ nghĩa tối giản Graham Hill nhận ra anh có một chiếc hộp đáng xấu hổ - một chiếc thùng carton mà anh đã chuyển từ căn hộ này sang căn hộ khác. Cũng giống nhiều người khác, anh làm ra vẻ nó hẳn là quan trọng lắm bởi vì anh kéo lê nó đi xung quanh. Trong một phút bất chợt, anh nhận ra sự thật rằng nếu chiếc thùng không được mở ra từ lâu có nghĩa là bên trong nó chả có gì quan trọng và anh hoàn toàn có thể bỏ đi. Anh nói: "Cái gì ở trong thùng? Không quan trọng. Tôi chỉ biết là tôi không cần nó nữa. Vậy trong thùng của bạn có gì?"

Learn from his epiphany, and jettison your own boxes of shame. You can also use this tactic proactively. Is there something you’ve contemplated shedding but the thought “Wait! I might need this someday!” stops you from following through? Do this: Put it in a box, tape it shut, and place the box in a closet or corner. Set a notification in your calendar for 12 months from that date. If you haven’t opened your box by the time you get the reminder, discard it.

Hãy học từ "sự giác ngộ" của anh ấy, bạn cũng hãy vứt bỏ chiếc hộp đáng xấu hổ của bạn đi. Bạn cũng có thể áp dụng phương pháp này một cách chủ động. Có thứ nào đó bạn đang định bỏ đi nhưng lại xuất hiện suy nghĩ "Khoan đã! Mình có thể sẽ cần đến nó vào ngày nào đó!" đã khiến bạn dừng lại không? Hãy làm như này: Bỏ nó vào một cái thùng, dán băng keo, và nhét cái thùng vào kho hoặc một góc. Đặt một cái thông báo trong lịch của bạn, tính 12 tháng kể từ ngày đó. Nếu bạn không mở cái thùng ấy đến lúc bạn nhận chuông báo thức, thì vứt nó đi được rồi.

Xem video của Graham Hill tại đây

Tip #6: Elevate your attitude toward cleaning.

Mẹo #6: Nâng cao thái độ của bạn đối với việc dọn dẹp

Cleaning is meaningful work that’s worth investing in, declares TED Fellow and graffiti artist Mundano. Since 2012, in a joyous public art project called “Pimp My Carroça,” he and a team of volunteers have decorated hundreds of carroças — carts used by the people who collect recyclable trash from the streets of Brazil — in order to celebrate this “vital part of our society,” as he puts it. These men and women perform “honest and essential work.”

Dọn dẹp là một công việc ý nghĩa đáng để đầu tư, Munado - nghệ sĩ graffiti tuyên bố. Từ năm 2012, trong một dự án nghệ thuật cộng đồng mang tên “Pimp My Carroça,” anh và nhóm tình nguyện viên đã trang trí hàng trăm chiếc carroças - xe được dùng bởi những người thu gom rác trên đường phố ở Brazil - để ca ngợi "nhiệm vụ sống còn của xã hội chúng ta'', nguyên văn lời anh nói. Những người đàn ông và phụ nữ này làm "công việc chân chính và thiết yếu"


Rather than regarding tidying as a chore to be dreaded and rushed through, try to view it as worthwhile labor needed to maintain a place where you can live and thrive. Choose gadgets befitting this important task. If the shabby bucket of sponges and brushes under your sink makes your heart sink, upgrade them. Plus, when your tools give you joy, you’ll be more likely to use them.


Thay vì coi việc dọn dẹp như một công việc nhà đáng sợ và gấp gáp, hãy thử xem nó như việc lao động thú vị để duy trì nơi bạn sống và phát triển. Hãy chọn những vật dụng phù hợp với nhiệm vụ quan trọng này. Nếu như cái xô và giẻ lau, bàn chà cũ mòn nằm dưới cái bồn khiến bạn thấy gớm, hãy nâng cấp chúng. Thêm nữa, nếu công cụ của bạn đem lại niềm vui cho bạn, bạn sẽ có xu hướng dùng chúng nhiều hơn.

Xem video của Munado tại đây

Tip #7: Turn down the volume on your inner nitpicker.

Mẹo #7: Dập tắt tiếng nói của kẻ soi mói bên trong bạn

When you’re done with your cleaning and organizing, there’s a chance it may not measure up to your expectations — your space still looks more real life than Real Simple and you think, “Why did I even bother?”

Khi bạn đã hoàn tất việc dọn dẹp và sắp xếp của mình, cũng có thể kết quả không được giống với kỳ vọng của bạn - không gian của bạn sẽ trông giống như trên Real Simple (một tạp chí của Mỹ dành cho phụ nữ, chuyên các bài viết về nội trợ, chăm sóc trẻ em, nấu ăn,...) và bạn nghĩ "Tại sao mình lại còn thấy chán hơn?" (sau khi đã dọn dẹp)

This kind of naysaying attitude is common, says the University of California Davis social psychologist Alison Ledgerwood. “Our view of the world has a fundamental tendency to tilt toward the negative.” But she adds, “We can retrain our minds if we put some effort into it.”

Loại thái độ tiêu cực này khá phổ biến, Alison Ledgerwood, nhà tâm lý học xã hội từ Đại học California Davis nói. "Góc nhìn của chúng ta về thế giới có xu hướng chung là nghiêng về sự tiêu cực." Nhưng cô nói thêm, "Chúng ta có thể đào tạo lại tâm trí của mình nếu ta nỗ lực một chút."

While the last steps of cleaning usually consist of putting away your supplies and discards, add a PS to your process: Take a minute, gaze around, and appreciate what you’ve accomplished.

Trong khi những bước cuối cùng của việc dọn dẹp luôn bao gồm việc lưu trữ và vứt đồ đạc đi, hãy thêm một đoạn tái bút vào tiến trình của bạn: Dành ra một phút, nhìn xung quanh, và trân trọng những gì bạn đã làm được.

Xem video của Alison Ledgerwood tại đây 
----------------------------------
  • bout /baut/ (n): cuộc vật lộn, cuộc chiến đấu
  • dissuading (v) /di'sweid/: khuyên can, khuyên ngăn, can gian, can ngăn
  • unsettled (v) /' n'setld/: bối rối, không ổn định (tâm trí)
  • cloud (v) /klaud/: làm vẩn đục, bị mây che
  • irrational (a) /i'ræʃənl/: không hợp lý, phi lý
  • pre-mortem — also known as a premortem — is a managerial strategy in which a project team imagines that a project or organization has failed, and then works backward to determine what potentially could lead to the failure of the project or organization
  • now and then: thỉnh thoảng
  • envisioning (v): mường tượng
  • embark (v) /em'bɑ:k/: lao vào, dấn mình vào, bắt tay vào
  • talk sb through sth (phrasal verb): to explain an idea, a plan, etc. to someone so that they understand it
  • hiccup (n): a problem that delays or interrupts something for a while, but does not usually cause serious difficulties
  • impede (v) /im'pi:d/: làm trở ngại, ngăn cản, cản trở
  • beat someone up (phrasal verb): to hit or kick someone until he or she is hurt
  • stripped-down (a): Something that is stripped down has been reduced to its simplest form
  • epiphany (n) /i'pifəni/: a moment when you suddenly feel that you understand, or suddenly become conscious of, something that is very important to you
  • jettison (v) /'dʤetisn/: vứt bỏ
  • tactic (n) /ˈtæk.tɪk/: mẹo, phương pháp
  • proactive (a): chủ động
  • contemplate (v) /ˈkɑːn.t̬əm.pleɪt/: trầm ngâm, dự định
  • shed /ʃed/ (v): get rid of something you do not need or want:
  • joyous (a):'dʤɔiəs/: vui mừng, vui sướng
  • thrive (v) /θraiv/: lớn nhanh, mau lớn, phát triển mạnh
  • shabby (a) /'ʃæbi/: mòn, sờn, hư, xấu, tồi tàn, tiều tuỵ
  • tilt (v): làm nghiêng, làm chúi xuống
  • naysayer (n): someone who says something is not possible, is not good, or will fail
  • put away something (phrasal verb): to store things where they are usually stored
  • gaze /geiz/ (v): nhìn chằm chằm