Nguồn ảnh: Nhà sách Phương Nam |
- Một biến cố xảy đến trong thời thơ ấu gây chấn động hay xáo trộn cuộc sống của bạn. Một phần nội tâm của bạn cảm thấy tổn thương và đau đớn. Đây gọi là "vết thương cõi lõi ban đầu".
- Vết thương cốt lõi này đóng băng tại thời điểm xảy ra sự kiện tổn thương ấy.
- Phần đứa trẻ tổn thương - đã đóng băng và không trưởng thành cùng với phần còn lại của bạn. Nhưng trong quá trình bạn lớn lên, nếu có sự kiện nào tương đồng với biến cố xảy ra trong quá khứ, thì phần tổn thương đó bị kích hoạt, đứa trẻ trong quá khứ sẽ phản ứng như thể trải nghiệm tồi tệ ngày xưa đang diễn ra lần nữa. Đây gọi là "nỗi đau tái diễn".
- Phần đứa trẻ tổn thương này bột phát ra thành hành động, bằng cách phòng vệ, chống trả hay ngừng kết nối (đóng kín cảm xúc), trở nên im lặng và vô hình. Đây là nguồn gốc của câu: "Bạn hành xử trẻ con quá!".
- Nếu không được chữa lành, nỗi đau tái diễn sẽ tiếp tục bị kích hoạt, tiếp tục bộc lộ và lặp lại chu kỳ.
Vết thương cốt lõi là nỗi đau sâu sắc từ một biến cố hay ký ức gây sang chấn để lại vết cắt sâu trong lòng. Vết thương cốt lõi bắt nguồn từ những tương tác nhỏ lặp đi lặp lại với những thành viên trong gia đình, hay với những người mà chúng ta tin tưởng. Những tương tác này có thể chỉ là một câu nói mỉa mai, một nhận xét ác ý hay lời chỉ trích cố ý làm tổn thương.
Mỗi chúng ta đều từng nếm trải cảm giác tổn thương, thất vọng và tội lỗi trong quá trình lớn lên, nhưng phần lớn các trải nghiệm này đều là một phần bình thường của sự phát triển. Điểm khác biệt ở đây là cách mà những trải nghiệm tổn thương này tác động ra sao đến mỗi cá nhân, cũng như cách mà chúng ta ứng phó với những trải nghiệm đó, đặc biệt là trong quãng đời thơ ấu. Hãy nhìn lại cuộc đời mình và nhận định xem những sự việc nào đã gây tổn thương sâu sắc đến bạn. Bạn đã bị chỉ trích là một đứa trẻ tồi tệ, hay bạn bị phê bình là có hành vi tồi tệ?
- Giả sử khi bạn còn nhỏ, một thành viên gia đình nhiều lần bảo rằng bạn là một đứa trẻ kém thông minh, những người khác cũng nhận xét tương tự. Bạn bắt đầu cảm thấy tự ti. Bạn thường che giấu khía cạnh này của bản thân. Bạn phủ nhận, né tránh và không muốn nói đến khía cạnh này, mặc dù trong thâm tâm bạn biết đó không phải là sự thật.
- Qua thời gian, bạn hình thành mặc cảm tự ti. Mỗi khi ai đó đem vấn đề này ra bàn luận, bạn sẽ bắt đầu cảm thấy nóng bừng, không thoải mái, bối rối và trở nên lúng túng. Bạn chỉ muốn trốn chạy hay trở nên vô hình. Nỗi đau cảm xúc đó đang dẫn đến sự hình thành phản ứng có điều kiện khi bị kích hoạt bởi những yếu tố bên ngoài.
Nhiều dạng thức tổn thương
Sự tổn thương về mặt cảm xúc có thể xảy ra dưới nhiều dạng khác nhau, từ những sự việc tưởng chừng nhỏ nhặt như bị la mắng đến những biến cố lớn như bị tai nạn xe, trải qua một cuộc chiến, mất người thân, bị bạo hành tình dục và bị ngược đãi về tinh thần.
Chúng ta cố gắng vượt qua nỗi đau bằng 3 cách cơ bản: xóa bỏ, kìm nén và phân ly.
- Xóa bỏ: chủ động loại bỏ một ký ức ra khỏi tâm trí mình.
- Kìm nén: vô thức gạt khỏi tâm trí một biến cố vì không muốn trải nghiệm nỗi đau khi nhớ đến nó.
- Phân ly: tự động ngắt kết nối khỏi sự kiện như một cách bảo toàn bản thân. Để bảo vệ bản thân, họ vô thức chôn vùi phần cốt lõi và những cảm xúc của mình. Ví dụ: đứa trẻ từng bị xâm hại tình dục có thể nghĩ "Bạn có thể cố gây tổn thương cho tôi, nhưng bạn sẽ không bao giờ chạm đến được tâm hồn tôi".
Câu chuyện của tác giả
Khi tác giả Robert Jackman bước vào trường học, cha ông bắt đầu nghiện rượu, sức khỏe của mẹ sa sút, khiến gia đình bắt đầu có những cãi vã và trải qua nhiều thăng trầm. Mẹ thường là người thêm dầu vào lửa, tham gia vào những cơn bùng nổ cảm xúc thiếu kiềm chế của cha. Dần dần, tác giả học cách chối bỏ nhu cầu cá nhân và đè nén cảm xúc bên trong mình. Vào lúc sáu tuổi, vì muốn giúp cha mẹ bớt căng thẳng để không còn cãi nhau, cậu bé Robert đã nghĩ: "Mình sẽ hoàn thành xuất sắc mọi việc cha mẹ giao, vậy thì hai người sẽ không la hét, cãi nhau to tiếng, và cha sẽ không uống nhiều rượu rồi nổi cơn thịnh nộ nữa". Đây là cách một đứa trẻ sống trong gia đình có cha mẹ nghiện rượu chịu trách nhiệm cho hành vi của cha mẹ mình.
Từ trải nghiệm với cha mình, tác giả dần trở nên sợ hãi những người giận dữ, từ lối hành xử của mẹ mình, tác giả tìm kiếm sự chấp nhận của người khác bằng cách cố gắng quá mức để giữ hòa khí. Ông trở thành người chăm sóc người khác, người giữ hòa khí, người thỏa hiệp và người tránh xung đột, tự cô lập, cố gắng càng ẩn mình càng tốt, luyện tập khả năng đọc vị người khác, cố gắng kiểm soát tình hình, cố gắng trở thành mẫu người mà bản thân tin sẽ đáp ứng kỳ vọng của cha mẹ mình. Ông cho rằng ông không thể là chính mình, cần phải sống vì người khác và không sống cho bản thân, vì mình không xứng đáng.
Vì là một đứa trẻ rất nhạy cảm, nên ngay cả trong lúc gia đình bình thường, ông vẫn thận trọng quan sát mọi việc để xem liệu tình hình có đột ngột trở nên xấu đi hay không, nói chung ông luôn cảnh giác, lo lắng thấp thỏm.
Ông đã học thích nghi với hoàn cảnh trong khi tiếp tục lớn lên và trưởng thành, nhưng ông thấy mình chưa trưởng thành như ngoại hình cao lớn và chững chạc của mình, bên trong, ông vẫn thấy mình là một cậu bé rối bời và tổn thương. Ông vẫn sợ hãi, né tránh, suy nghĩ thái quá, ngộ nhận và nhượng bộ quá mức đối với những hành vi và lựa chọn của người khác, thường giữ kín bên trong những suy nghĩ, cảm xúc của mình, không chia sẻ về nỗi đau của bản thân và chẳng mở lòng với bất kỳ ai. Ông thấy mệt mỏi, mặc cảm tự ti, rối bời và những mối quan hệ không trọn vẹn. Ông biết bản thân có điều gì đó bất ổn, nhưng không biết tình trạng bất ổn đó là gì. Cuối cùng ông đã tham gia vào một quá trình trị liệu.
Ông bắt đầu yêu thương, tôn trọng bản thân, không còn hạ thấp bản thân vì người khác. Cho phép bản thân theo đuổi ước mơ, tạo ra những giá trị mình mong muốn trong cuộc sống, bày tỏ tình yêu thương và sự cảm thông với người khác và bản thân.
Câu chuyện Anya, đứa trẻ can trường
Khi Anya chín tuổi, mẹ cô giao cho cô nhiệm vụ phải chăm sóc
mọi người như một người lớn trong nhà cho đến khi cha đi làm về. Anya phải chịu
trách nhiệm về em gái Kiara sáu tuổi, đảm bảo Kiara hoàn thành bài tập về nhà, chuẩn
bị bữa tối, cất giấu những chai rượu hoặc tìm cách ngăn cha cô không uống quá
nhiều, để khi đi làm về, mẹ cô sẽ không quát mắng cô vì đã để cha say xỉn.
Mẹ cô đã đặt quá nhiều trọng trách lên một cô bé chín tuổi.
Cha mẹ Anya cũng không cho cô cơ hội phàn nàn hay bày tỏ cảm xúc về vấn đề này.
Cha mẹ Anya giao cho một đứa trẻ nhiệm vụ của một người lớn, vì vậy Anya phải gạt
mọi niềm vui thú của trẻ thơ sang một bên để thu xếp việc gia đình. Cô luôn có
một lịch trình và những trọng trách vượt quá khả năng mà cô phải hoàn thành. Ngoài
ra, còn phải kiểm soát và chịu trách nhiệm về chứng nghiện rượu của cha mình. Anya
dần trở thành người chăm sóc người khác, người sửa chữa/hàn gắn và người kiểm
soát, dần trở nên không có nhu cầu, không có ham muốn, chỉ tập trung hoàn toàn
vào người khác, cảm thấy tội lỗi nếu chiều theo ý muốn của bản thân.
Cha mẹ Anya không thừa nhận những khó khăn và nỗ lực của cô,
điều này khiến cho nỗi bực dọc và oán giận nảy sinh và tích tụ trong cô qua nhiều
năm. Cuối cùng, Anya nhận ra một cảm xúc nổi trội chính yếu trong thời thơ ấu của
mình: cảm giác không được trân trọng. Những cảm xúc bên trong của cô bé Anya đáng
lẽ đã được xoa dịu nếu cha mẹ cô ghi nhận, cảm kích và đánh giá cao sự chia sẻ trách
nhiệm của cô.
Anya bị bắt ép phải trưởng thành quá nhanh, sớm phát triển kỹ
năng tư duy khi tự mình lên kế hoạch và thực thi, và không có thời gian hay không
gian dành cho cảm xúc cá nhân của mình. Trẻ em trong môi trường như vậy thường
nghĩ rằng việc thể hiện cảm xúc sẽ không giúp ích được gì mà chỉ khiến mọi việc
tồi tệ hơn. Những đứa trẻ này sớm phát triển khả năng phân tích và lập luận
logic, đồng thời hầu như lờ đi cảm xúc, cảm xúc thường bị đè nén bên trong.
Trong hiện tại, Anya đang làm một công việc đòi hỏi rất cao về óc phân tích. Cô có thể dễ dàng đọc vị người khác, thay đổi bản thân để hòa hợp với tâm trạng của người khác. Những kỹ năng này mang đến cho Anya một số lợi ích nhất định, nhưng việc luôn sẵn sàng là người chăm sóc người khác có thể khiến cô lơ là bản thân, vì cô thường quan tâm đến nhu cầu của người khác thay vì của chính mình. Đối với Anya, điều quan trọng là mọi việc phải được sắp xếp và ở trong tầm kiểm soát để không có bất kỳ sự cố nào xảy ra ngoài dự tính. Càng trưởng thành, Anya càng cảm thấy oán giận mẹ mình vì những kỳ vọng phi thực tế mà bà đã áp đặt lên cô.
Để chữa lành, Anya cần tập trung vào sự thông hiểu và tình thương đối với tất cả những khó nhọc mà phần đứa trẻ tổn thương trong cô đã phải gánh vác để cuộc sống gia đình phức tạp của mình được thu xếp ổn thỏa nhất. Anya nhìn lại thời thơ ấu của cô theo dòng sự kiện, viết những lá thư qua lại với chính mình trong quá khứ và tự nhận thức về bản thân. Cô đã có thể thoát ra khỏi chế độ sinh tồn/kiểm soát mà cô đã và đang sử dụng mấy chục năm qua, đồng thời có thể thư giãn và tận hưởng cuộc sống hiện tại của mình nhiều hơn. Anya cũng học cách thiết lập ranh giới với bản thân và những người xung quanh.
- Đừng giảm nhẹ mức độ khó khăn hay tổn thương mà bạn đã trải qua trong quá khứ, đừng bình thường hóa nỗi đau cảm xúc của bạn. "Mọi chuyện không tệ đến mức ấy".
- Đừng bình thường hóa những dấu hiệu bất thường ("Ai mà chẳng từng bị đánh đập").
- Đừng nghe theo ý muốn bảo vệ cha mẹ, người thân, người khác, thay vì bản thân bạn.
- Đừng phủ nhận khả năng chữa lành ("Tại sao tôi lại phải quay về quá khứ và nhìn lại sự việc nếu tôi không thể thay đổi được nó? Tất cả đã xảy ra rồi và tôi chẳng thể làm gì được cả").
- Đừng né tránh những ký ức tồi tệ. Việc chữa lành cần sự dũng cảm và bạn xứng đáng với phần thưởng mà nó mang lại.
- Mình sẽ không đi cùng bạn bè đến quán bar vì mình biết đó không phải là môi trường lành mạnh cho mình.
- Mình sẽ không la hét, kêu gào, đòi hỏi, lừa dối, đổ lỗi, chế nhạo hay khinh thường người khác.
- Mình sẽ không quá để tâm đến những lời chỉ trích của người khác.
- Mình sẽ trung thực với chính mình và chấp nhận khả năng bị tổn thương.
- Mình sẽ trân trọng bản thân trong hiện tại và không dằn vặt bản thân nếu phạm sai lầm.
- Mình sẽ nói "không" khi cần.
- Mình sẽ thể hiện lòng biết ơn khi viết nhật ký về những điều mình cảm thấy biết ơn mỗi ngày.
- Tôi cảm thấy tổn thương vì bạn đã không mời tôi tham gia cùng.
- Tôi cảm thấy không gian cá nhân của mình không được tôn trọng. Tôi không thích khi bạn đứng quá gần tôi. Bạn có thể lùi ra xa một chút không?
- Tôi không hiểu vì lý do gì bạn lại không tìm đến tôi để được giúp đỡ.
- Tôi cảm thấy tổn thương vì bạn vẫn tiếp tục nói chuyện với tôi bằng giọng khinh thường.
- Tôi cảm thấy không thoải mái khi chiều theo ý muốn của bạn trong chuyện tình dục.
- Tôi sẽ tôn trọng bạn khi bạn nói "không" và tôi đề nghị bạn cũng tôn trọng tôi như thế.
- Bạn cảm nhận sự tự do nhiều hơn.
- Bạn không còn dễ bị kích động.
- Bạn cảm thấy nhẹ nhõm và bình an hơn.
- Bạn không còn buồn bã, tổn thương và giận dữ như trước.
- Bạn thường ở trong trạng thái kết nối và cởi mở với người khác.
- Bạn cảm thấy trở lại là chính mình.
- Bạn trở nên tử tế và nhẹ nhàng hơn với bản thân và người khác.
- Bạn tin tưởng, yêu thương và tôn trọng bản thân nhiều hơn.
- Bạn cảm thấy sự điềm tĩnh và thông tuệ ở bản thân.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét